Mục Thư Tín Của Ban Văn Nghệ

Nguyen Sanh

Bầu : Nguyễn Sanh

 

10/8/2014

Tổng kết chương trình văn nghệ cho dạ tiệc hội ngộ “ kỷ niệm 40 năm, khóa 28 rời Trường Mẹ “ theo thể loại :

Hợp ca :

– Võ Bị Hành Khúc

-Việt Nam quê hương ngạo nghễ .

Kịch :

– kịch thơ lịch sử , “ Nguyễn Trải và Nguyễn Phi Khanh “ do nhóm kịch “ Biên Thùy Quán “ diễn .

Nhạc cảnh :

– “ Màu mủ Anh và màu áo Em “, các chị 28 B ở Oregon .

-“ Cổng Nam Quan chiều thứ Bảy “, Bác Tiến , hai bác Nghị và hai bác Lượng .

Đơn ca :

– “ Trường củ tình xưa “, Nguyễn Thành Tâm.

– “Đêm nhớ về Sài Gòn “, Nguyễn Thành Hướng

– “ Suối mơ “, Nguyễn Thành Hướng

– “ Không cần biết em là ai ! “, Nguyễn Kim Sơn khóa 31

– “ Anh còn nợ em “, Nguyễn Minh Thu

– “ Người ở lại Charlie “, Trương Thành Minh

– “ Anh về với em “, Phạm Phi Đông

– “ Lâu đài tình ái “, Lê Văn Tiến

– “Đường xa ướt mưa “ , Nguyễn Minh Việt

– Nhạc phẩm tự sáng tác , Vũ Văn Lai

– Nhạc phẩm tự sáng tác , Huỳnh Tiến

Khách :

– “ Tuyết trắng “, Võ Kỳ Phong khóa 24

– “ Bến mơ “, Hà Mai Trường khóa 26

Chương trình sẽ được cập nhật cho đến ngày họp khóa chính thức .

SS G28

 

 

10/7/2014

Hôm nay BVN nhận được tin vui dồn dập :

 1-Bác Minh cui và anh Nguyễn Kim Sơn F31 , sẽ mang dàn âm thanh và karaoke cho khóa 28 mượn , trong những ngày họp mặt ở Nam Cali; chân thành cám ơn bác Minh và anh Sơn.
2-     Nguyễn Minh Sơn F31 sẽ góp 1 tiết mục đơn ca cho chương trình văn nghệ , với nhạc phẩm : “ không cần biết em là ai
Bác Trần Lượng và bà xã , vui vẽ  tham gia nhạc cãnh : “ cổng Nam Quan chiều thứ Bảy “. Cám ơn bác Lượng trai và gái .
4-      Bác Nghị gái đề nghị một bài hát khác , thay cho bài hát “ nếu Em không là người yêu của Lính “ , trong nhạc cãnh của các chị ở Oregon ; tui đề nghị nhạc phẩm thay thế là “ Ai nói với Em nếu Anh là Lính
5-      BVN cần một giọng ca Nam hoạc  Nữ  , hát bài “ Người ở lại Charlie “, vì bài hát này , tưởng nhớ tới cố đại tá Nguyễn Đình Bảo , là tên đã được đặt cho khóa 28 , khi ra trường vào ngày 21 tháng 4 năm 1975
6-      Trong phần văn nghệ dạ vũ , BVN ước mong được nghe nhiều bài hát về Đà Lạt , để đưa tâm hồn về với khung trời kỷ niệm , các bác , các chị nhớ “ thủ sẳn “ vài bài về Đà Lạt .

Hẹn thư sau .

SS G28

1-      Tiết mục mở đầu : chương trình văn nghệ của đêm kỷ niệm “ 40 năm rời Trường Mẹ “ sẽ là  hợp ca : “ Võ Bị Hành Khúc “, tất cả  CSVSQ/K28 hiện diện được mời lên sân khấu , chúng ta xếp 3 hàng ngang , những ai mặc quân phục ( Jaspé , Worsted , Blouson , Kaki……) sẽ đứng những hàng trước . Từ đây đến ngày họp mặt , các bác nhớ hát một mình nhiều lần  bài VBHK , để nhớ lời của bài hát , hát khi làm việc , khi rửa chén cho vợ ( Minh Việt ), khi đang đi câu ( 8CU ), khi đang rửa xe (ĐT Quan )….. đành rằng tui sẽ mở CD của bài hát này để có phần nhạc nền , nhưng các bác phải thuộc bài hát , để mình hát lớn tiếng , với hết tâm tình như thời là SVSQ.

2-      Bài hát thứ hai , mà các bác cũng hãy hát 1 mình nhiều lần để thuộc lời , và hát thoải mái là bài “ Việt Nam Quê Gương Ngạo Nghễ “, bài này sẽ hát sau vở kịch thơ lịch  sử “ Nguyễn Traĩ và Nguyễn Phi Khanh “.

3-      Tiết mục gợi ý gởi đến quí chị Oregon : ước mong các chị Oregon trình diễn lại nhạc cãnh : “ Nếu em không là người yêu của lính “, như đã làm ở Seattle năm 2011 , nếu có thể được ,  các chị hát và thu âm sẳn , để khỏi cầm microphone , thay vào đó , thì sẽ diễn tả bằng cử chỉ  sẽ  có ý nghĩa hơn , mong nhận được hồi âm từ Chị Nghị ( bác Nghị nhắc giùm tui , thanks ).

4-      Tiết mục gợi nhớ thời SVSQ : tui đang nghĩ về nhạc cảnh gợi lại hình ảnh và không khí của cổng Nam Quan , vào mỗi chiều thứ Bảy khi thân nhân vào thăm SVSQ ; nhạc cãnh lấy bài hát “ Sao em không đến ? “ làm tên cho nhạc cãnh ; nhạc cãnh lấy khung cãnh biễu tượng của 2 địa danh quen thuộc của người SVSQ là : vườn Con Thỏ và hội quán Huỳnh Kim Quang .

           “ Phòng trực Lê Lợi thông báo : SVSQ Nguyễn Văn Nghị đại đội B khóa 28 , ra cổng NQ có thân nhân cần gặp “, bác Nghị sẽ hớn hở đi ra , mặt tươi rói , trong quân phục làm việc Kaki , nhấn mạnh gót giày đi ra cổng NQ , ngoài cổng , bác Nghị gái trong tà áo dài và tay xách giỏ đang hồi hộp chờ bác Nghị , 2 người gặp nhau , vui mừng , tình tứ rồi đưa nhau vào HQ Huỳnh Kim Quang ; bác Nghị trai galant lau mồ hôi cho người yêu ( trên 2 má thôi ) ,rồi vô quầy bưng 2 chai cocacola và 2 bịch đậu phụng da cá ra mời người yêu ăn .

            –  “ Phòng trực Lê Lợi thông báo : SVSQ Trần Lượng ĐĐ G khóa 28 , ra cổng NQ có thân nhân cần gặp “, bác Lượng mặt tươi như hoa , đi ra cổng NQ có đem theo tấm poncho cuộn tròn (đã có tính trước ) gặp người yêu là bác Lượng gái , hai người tình tứ , âu yếm , dắt tay nhau về vườn con thỏ , bác Lượng trải tấm poncho , bác gái ngồi xuống , bày ra thức ăn , thức uống ….

   –   Có 1 SVSQ bồn chồn , mặt buồn thiu , đi đi , lại lại (đề nghị bác Huỳnh Tiến đóng cho vai này, và ôm đàn Guitar , vừa đệm vừ hát thì tuyệt , tuỳ bác Tiến   ) rồi sau đó người này cất tiếng hát :

                                    “ Sao em không đến chiều nay thứ Bảy ! sao em không lại đường vắng em đi !

                                           Tôi mong em đến tuần sau thứ Bảy , cho tôi không còn nhìn áo ai bay…….”

            Khi bài hát gần kết thúc , cặp bác Nghị và bác Lượng sẽ từ giã nhau trong lưu luyến , qua ánh mắt , qua 2 bàn tay không muốn rời xa nhau …..( bác Lượng nhớ xếp lại tấm poncho ); và bác Tiến hát hết bài hát . Bác Tiến , bác Nghị , bác Lượng vui lòng cho biết là các bác tham gia tiết mục này được không  ? ước mong các bác sẽ nhận lời cho tiết mục này.

            Ban Văn Nghệ hẹn thư sau .

              SS G28

 

golddivider

 

Nhạc Cảnh : Biên Thùy Quán

Một trong những tiết mục “ chủ lực “ của đêm văn nghệ “ khóa 28, 40 năm rời Trường Mẹ “ là vở kịch thơ lịch sử : “ Nguyễn Trải và Nguyễn Phi Khanh “ , BVN đã thành lập nhóm kịch mang tên “ Biên Thùy Quán “ với các diễn viên là các CSVSQ/K28 và gia đình , để diễn vở kịch này . Vở kịch thơ “ Nguyễn Trải và Nguyễn Phi Khanh “ , ôn lại một giai đoạn đau thương của lịch sử nước nhà , dưới ách nô lệ của giặc Minh , một kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc ; trong hoàn cảnh đất nước hiện nay , vở kịch sẽ là một “ thông điệp “ mà các CSVSQ/K28/TVBQGVN muốn gởi đến cho mọi con dân VN , về hiểm họa mất Nước , về những đau thương , tủi nhục khi trở thành nô lệ của ngoại bang , và khơi dậy lòng yêu Nước , ý chí quật khởi của toàn dân.

1- Bối cảnh lịch sử :

Sau khi Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần , lòng dân ly tán , lợi dụng tình trạng chia rẻ , rối ren của VN , nhà Minh lấy danh nghĩa : “ phù Trần diệt Hồ “để làm cớ xuất binh xâm chiếm nước ta . Sau khi đánh bại nhà Hồ , và đặt ách thống trị lên dân tộc VN , quân Minh đã thi hành một chính sách cai trị vô cùng tàn độc , dân tộc VN quằn quại trong biển máu và đau thương , niềm thống hận kể sao cho xiết ; bên cạnh đó , nhằm thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc VN , nhà Minh đã tịch thu mọi sách vở , tác phẩm quí giá của VN đã trước tác ,qua các triều đại Lý và Trần đem về tàu ; những quan lại , trí thức , nhân sĩ của VN bị bắt đày sang tàu . Trong số đó có Nguyễn Phi Khanh , một vị quan , một nhà trí thức , con trai của Nguyễn Phi Khanh là Nguyễn Trải , một nho sinh trẻ , nhưng tài năng kiệt xuât ,đã theo tiển cha đến tận aỉ Nam Quan . Trước phút chia ly : “ một đi không trở lại “, Nguyễn Phi Khanh đã căn dặn Nguyễn Trải về bổn phận làm trai đối với “ thù nhà nợ Nước “, những lời tâm huyết của người cha đáng kính ,đẫm nước mắt trong giây phút biệt ly , đã làm bừng lên ý chí và quyết tâm của Nguyễn Trải . Sau khi tiển biệt người cha đi lưu đày biệt xứ , Nguyễn Trải đã đem hết tài trí , viết nên “ Bình Ngô Sách “ , giúp Bình Định Vương Lê Lợi vạch ra chiến lược “ Kháng Minh ;“ sau 10 năm nằm gai nếm mật , Nguyễn Trải đã giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh , giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ cuả ngoại bang , mở ra một nền độc lập trường tồn cho dân tộc .

2- Bối cảnh câu chuyện :

Bên trong “ Biên Thùy Quán “ gần aỉ Nam Quan , có một tráng sĩ đang cải trang thành 1 nông dân , đây là một tiểu tướng của Bình Định Vương Lê Lợi , để bí mật theo dõi con đường vận lương của quân Minh , qua ải Nam Quan ; quân Minh áp tải Nguyễn Phi Khanh đi đày , Nguyễn Trải mắt nhòa lệ lẻo đẻo theo cha , quân Minh dẫn Nguyễn Phi Khanh vào quán , nghĩ chân , ăn uống , trước khi vượt ải Nam Quan , lợi dụng những phút cuối cùng trước khi rời đất nuớc , Nguyễn Phi Khanh căn dặn con những lời tâm huyết , như những gì cần trối lại , trước khi vĩnh viễn ra đi . Sau khi quân Minh áp tải Nguyễn Phi Khanh rời quán , tráng sĩ xuất hiện , và vì đã bí mật theo dõi hết cảnh chia ly bi hùng giữa Nguyễn Trải và Nguyễn Phi Khanh , tráng sĩ tình nguyện hướng dẫn Nguyễn Trải về Lam Sơn , gặp Bình Định Vương Lê Lợi , cô chủ quán , với sự ngưỡng mộ lòng yêu Nước và dũng khí của tráng sĩ , đã biểu lộ một tình yêu sắt son với tráng sĩ , trước phút chia tay . Vở kịch kết thúc bằng nhạc phẩm “ chiến sĩ vô danh “ ( của Phạm Duy ) với cảnh ra đi của Nguyễn Trải và tráng sĩ về Lam Sơn , để lại ánh mắt yêu thương , và tấm lòng lưu luyến của cô chủ “ Biên Thùy Quán “ trong buổi chiều tà , tại vùng biên giới Việt- Hoa .

3- Các vai diễn :

– Nguyễn Phi Khanh : Hồ Thanh Sơn .

– Nguyễn Trải: Trần Văn Lý

– Tráng sĩ : Nguyễn Thành Hướng

– Cô chủ quán : bà xã của Nguyễn Thành Hướng

– Quan nhà Minh : Phạm Công Thành ( B52 )

– Lính nhà Minh : Nguyễn Thành Tâm ( 8CU ), Nguyễn Thế Lương , Nguyễn Minh Việt.

– Trang trí sân khấu : Huỳnh Tiến và K28/ Nam Cali.

4- Ban kịch “ Biên Thùy Quán “ của khóa 28 sẽ nhận được kịch bản và CD thu âm một ngày gẩn đây để bắt đầu tự tập tại nhà , khi đến họp khóa chỉ cần phối hợp lại trước khi diễn.

SS G28

 

Sep 23

 

Ban Văn Nghệ tiếp tục cập nhật những tiết mục văn nghệ cho đêm dạ tiệc:

Nguyễn Minh Thu với nhạc phẩm : “ anh còn NỢ em “, bác Thu nhớ diễn xuất thật tha thiết , nồng nàn , ray rứt , thê thảm …..để quay DVD . Bác Thu hát bài này , cũng như thay mặt cho rất nhiều bác khóa 28 , nói lên lời tạ lỗi , về món “ nợ “ ân tình với biết bao thiếu nữ của miền Nam 40 năm về trước , từ Đà Lạt đến Huế , Sài Gòn , và khắp mọi nẻo đường đất nước ; nơi mà những chàng Alpha đỏ của khóa 28 , đã từng đặt chân đến , cám ơn bác Thu trước .

– Phạm Phi Đông với nhạc phẩm : “ Anh về với em “ của Trần Thiện Thanh ( anh về với em như chim liền cánh , như cây liền cành , như đò với mây , như nước xuôi dòng chảy vể biển khơi ….) bác Đông sẽ mặc worsted khi hát bài này , ở hàng ghế khán giã sẽ có vợ và cô con gái “ rượu “ ( mới qua Mỹ ). Bài hát này , là tâm sự sâu kín của bác Đông , khi gặp lại người yêu sau hơn 30 năm xa cách , và với sự kỳ diệu của định mệnh , nay bác Đông với người đó , đúng là : “ như chim liền cánh , như cây liền cành “.

– Ban Văn Nghệ ước mong nhận được sự ghi danh những tiết mục văn nghệ của quí bác , ghi danh trước , chúng ta có sự chuẩn bị khi trình diễn , và tránh “đụng hàng “.

– Hẹn thư sau.

SS G28

 

love-smiley-001

Ban Văn Nghệ của “khóa 28, 40 năm rời Trường Mẹ “,

On Monday, 22 September 2014

Nhận được nhiều email của các bác quan tâm tới chương trình văn nghệ xin được trả lời như sau :

– Trả lời Minh Việt : những bài hát qúa “ nhạy cảm “ như bài “đường xa ướt MU “ hoặc bài “ hồn lở “ ( hồn lở sa vào đôi mắt em…) thì không thể trình diễn trong đêm dạ tiệc , vì có quan khách , nhưng sẽ được trình diễn trong đêm ở nhà bác Tạo , trước những thính giã “ chọn lọc “ cở như : Viễn mù , Đ/T Quan , 8CU , Quyền MC , Tiến lùi , Tạo đen , Hùng 9 ngày , Thu (đạm ) ….nói chung là những tay mà Đ/T Quan gọi là “ không có nết “; sau khi đã nốc đủ 3 chai Heineken. Nhạc sĩ Vũ Văn Lai Lon sẽ đệm đàn cho tụi mầy hát , bác Lai càng xỉn đệm đàn càng có hồn.

– Trả lời Tiến lùi : nếu cần giọng nữ hát chung sao mi không mời Hương Thủy qua Mỹ họp khóa , dịp này quá tốt cho mi “ hội ngộ “ với người xưa , hát “ lâu đài tình ái “ xong thì chơi thêm bài “ tình bơ vơ “ ( càng gần em , yêu em hơn và yêu em mãi , dù tháng năm ngày xa xưa , nay đã trôi vào quên lãng….) rồi khi về lại Sanjosé nhớ mặc áo giáp .

– Trả lời 8CU, nếu mi muốn giã làm Thái Thanh thì chỉ có mặc áo Kimono của phụ nữ Nhật mới che được cái “ thùng nước lèo “ của mi , BVN không có tiền để mua áo cho mi mô , mi tự lo lấy.

– Ban Văn Nghệ ước mong những giọng ca nổi tiếng của 1 thời SVSQ hát lại những bài hát mà các bạn đã hát và đã trở thành kỷ niệm như : Nguyễn Thế Lương với “ mùa Thu mây ngàn “ ( của Từ Công Phụng ); Nguyễn Minh Việt với “ more “ ( nhạc ngoại quốc ); Nguyễn Minh Thu với bài “ vẩy tay chào nhau “ ( hát ở Hội An ); phải chi có Nguyễn Tri Nam với “ sơn nữ ca “và Vinh khàn tham gia nữa thì tuyệt .

– Ban Văn Nghệ hẹn thư sau.

SS G28

__._,_.___

 

Sep 22 at 4:36 PM

 

đề nghị ai đó hát bài ” trường cũ tình xưa “
Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ
nhiều nét đôi thay tường mái rêu mờ
bên hiên hang giờ tìm những bạn xưa
may ra có còn đôi đứa vẫn yên vui song tuổi học trò …
tuy bài hát ko nói lên đúng hẳn nỗi niềm của mình tưởng nhớ những kỷ niệm tuyêt vời
của 1 thời SVSQ nhưng nó cũng phần nào viết lên được nỗi niềm mong nhớ gặp lạ bạn xưa trường cũ .
nguyenduclanh sydney Èutlia

 

Sep 23

Ban Văn Nghệ tiếp tục cập nhật những tiết mục văn nghệ cho đêm dạ tiệc:

– Nguyễn Minh Thu với nhạc phẩm : “ anh còn NỢ em “, bác Thu nhớ diễn xuất thật tha thiết , nồng nàn , ray rứt , thê thảm …..để quay DVD . Bác Thu hát bài này , cũng như thay mặt cho rất nhiều bác khóa 28 , nói lên lời tạ lỗi , về món “ nợ “ ân tình với biết bao thiếu nữ của miền Nam 40 năm về trước , từ Đà Lạt đến Huế , Sài Gòn , và khắp mọi nẻo đường đất nước ; nơi mà những chàng Alpha đỏ của khóa 28 , đã từng đặt chân đến , cám ơn bác Thu trước .

– Phạm Phi Đông với nhạc phẩm : “ Anh về với em “ của Trần Thiện Thanh ( anh về với em như chim liền cánh , như cây liền cành , như đò với mây , như nước xuôi dòng chảy vể biển khơi ….) bác Đông sẽ mặc worsted khi hát bài này , ở hàng ghế khán giã sẽ có vợ và cô con gái “ rượu “ ( mới qua Mỹ ). Bài hát này , là tâm sự sâu kín của bác Đông , khi gặp lại người yêu sau hơn 30 năm xa cách , và với sự kỳ diệu của định mệnh , nay bác Đông với người đó , đúng là : “ như chim liền cánh , như cây liền cành “.

– Ban Văn Nghệ ước mong nhận được sự ghi danh những tiết mục văn nghệ của quí bác , ghi danh trước , chúng ta có sự chuẩn bị khi trình diễn , và tránh “đụng hàng “.

– Hẹn thư sau.

Sep 24

Ban Văn nghệ nhận được 2 bài hát mà bác Nguyễn Thành Hướng ghi danh cho phần văn nghệ : “đêm nhớ về Sài Gòn “ và “ suối mơ “. Hai nhạc phẩm có thể xuất hiện ở 2 phần của chương trình văn nghệ : phần dạ tiệc và phần dạ vũ ( các bác KT nhớ ÔN lại mấy bước nhảy nhé , sẽ tắt bớt đèn , để các bác có nhảy sai cũng không ai thấy , như vậy sẽ tự tin hơn ).

Dạ tiệc là phần chính , với các nghi thức khai mạc , chào mừng quan khách , trao qùa lưu niệm…..và văn nghệ giúp vui ; từ 10 PM trở đi là dạ vũ , và sẽ kéo dài vô tận ( tùy quyền trung đoàn ).

– Phần văn nghệ của dạ tiệc , các tiết mục sẽ được chọn lọc và sắp xếp thứ tự .

– phần văn nghệ cho dạ vũ , sẽ thoải mái , tùy hứng và không gò bó.

– Đặc biệt hiện nay khóa 28 có 2 người sáng tác nhạc là : Huỳnh Tiến và Vũ Văn Lai với sự trợ giúp của bà xã. Bác Huỳnh Tiến sáng tác cả lời và nhạc , chơi Guitar rất hay , xin bác chọn một nhạc phẩm của bác cho chương trình văn nghệ .

– Vũ Văn Lai với bà xã sáng tác nhạc phổ thơ của Vũ Hy Triệu khóa 28 , Nguyễn Đông Giang tức NT Nguyễn Văn Ngọc K19 và Cao Văn Hải Khóa 25 ; bác Lai cũng mới sáng tác nhạc phẩm “ tôi sẽ về “ với toàn địa danh của Trường Võ Bị : cổng Nam Quan , chân Tiền Đồn, đập Huyền Trần , miếu Tiên Sư , đường Lâm Viên …..Bác Lai đàn , bà xã bác Lai hát sẽ là một tiết mục đặc biệt cho đêm văn nghệ .

– Các “ mầm non văn nghệ “ của khóa 28 như bác Minh cui, bác Lượng , bác Nghị , bác Sứ…….nhớ chọn bài hát để tham gia chương trình văn nghệ . Các bác cũng hỏi bà xã của quí bác nữa , nếu có chị nào có những tiết mục văn nghệ hoặc những ý kiến đóng góp cho phần văn nghệ , các bác cho tui biết , cám ơn nhiều.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s