Văn Vần Dịch Thuật Của Nguyễn Tường 1

Nguyễn Tường

Nguyễn Tường

 

TÌNH YÊU DUY NHẤT CỦA ANH

 

534010u16ry430s7

Chỉ nói “Anh Yêu Em” thôi
không bao giờ dường như đủ ý.
Anh đã nói nhiều lần câu ấy.
Anh sợ em sẽ không hiểu ra
ý thật sự anh muốn nói là.
Làm sao có thể diễn tả hết
cảm xúc và lòng anh tha thiết
trong chỉ ba chữ nhỏ nhoi thôi.
Nhưng đến khi anh tìm ra rồi
một cách khác để em hiểu được
lời “Anh Yêu Em” cách chân thực
thì lúc đó em hiểu tình anh.
Vậy dù bất kể bao nhiêu lần
anh nói em câu yêu thương đó,
Em đừng bao giờ coi nhẹ nó.
Bởi em là cả cuộc đời anh,
và là tình yêu duy nhất anh.
Anh yêu em bây giờ hơn cả
những gì từ trước nay anh đã.

Nguyễn Tường

NY, Jan 18, 2015

 

QUÀ TẶNG TÌNH YÊU
CỦA ANH LÍNH THỦY

Gửi: Đô đốc Lực lượng Hải quân,
ngài David L. McDonald.

 

Thưa ngài Đô đốc, dẫu biết rằng
lá thư này chậm mất một năm,
nhưng tôi mong ngài nhận được nó.

Mười hai người tất cả trong đó
cùng nhờ tôi viết những dòng này.

Tết năm ngoái, ở nước Mỹ ngài,
tôi đến du lịch cùng bạn gái.

Năm ngày gặp lắm điều trở ngại,
mọi thứ cứ như rối tung lên,
chúng tôi không một phút bình yên.

Đêm giao thừa, chẳng may mất của,
chúng tôi phải đành lòng dùng bữa
ở một tiệm ăn hạng bình dân.

Chẳng có chút không khí đầu năm,
cả trong tim cũng như ngoại cảnh.

Tối hôm đó trời mưa và lạnh.
trong tiệm ăn chỉ có 5 bàn
là có khách lác đác vào ăn,
nói tóm lại vô cùng tẻ nhạt.

Hai bàn người Đức ngồi hai cặp.
Gia đình người Pháp nọ một bàn.

Một bàn anh lính thủy cô đơn.

Trong góc một cụ già chơi nhạc,
tiếng piano buồn chậm chạp.

Tôi đảo mắt quan sát xung quanh
mọi người lo nuốt vội, ăn nhanh,
mặt ai cũng buồn trơ như đá.

Chỉ anh lính thủy vui hơn cả;
vừa ăn, anh vừa viết lá thư
rồi mỉm cười cứ tưởng y như…

Bạn gái tôi gọi món ăn Pháp,
vì nghe nhầm họ đưa thứ khác,
chúng tôi không sao nuốt cho trôi.

Tôi bất bình to tiếng một hơi,
còn cô bạn ngồi khóc tấm tức.

Ông bố bàn người Pháp đang bực,
đét đít cậu con khóc ré lên.

Còn cặp vợ chồng Đức bàn bên,
cô nàng mắng anh chàng suốt buổi.

Một bà cụ bán hoa vào tới,
chân mang đôi giày ướt nước mưa
đến từng bàn mời mọc khách mua,
nhưng chẳng một ai thèm liếc thử.

Bà mệt mỏi gọi người phục vụ:
“Làm ơn cho một bát súp rau!”
rồi quay sang ông cụ thở phào:
“Hôm nay ế ghê Joseph ạ,
cả chiều không bán bông nào cả.

Đón giao thừa một bát súp rau,
anh nghĩ xem có chán không nào?”

Ông cụ chỉ tay cười chua chát,
thùng tiền “tip” trống không một cắc.

Vừa khi, anh lính thủy ăn xong,
đứng dậy đến bên giỏ hoa hồng:

“Thưa cụ bao nhiêu hai bông ạ!”

“Hai đô la, khỏi cần trả giá!”

Kẹp tờ thư vào một bông hoa
anh đưa cụ 20 đô la.

“Thưa ông, tôi không có tiền thối,
xin cảm phiền đợi tôi đi đổi.”

Anh cúi hôn má cụ: “Thưa bà
Năm mới, xin nhận đó làm quà.”

Còn một bông hồng màu đỏ chói
anh đến chỗ tôi, lịch sự nói:

“Thưa anh, tôi xin phép tặng hoa
cho người đẹp anh, được không à?”

Đặt hoa vào bạn tôi, anh chúc
tất cả mọi người nhiều hạnh phúc
rồi bước nhanh ra khỏi tiệm ngay.

Tất cả thực khách đều ngưng tay,
ai cũng nhìn theo anh lính thủy.

Một thoáng lặng im, rồi không khí
chợt bừng lên tràn ngập tiệm ăn
như pháo hoa năm mới hân hoan.

Bà cụ đi đổi tiền về kịp
chia 10 đô cho ông Joseph:

“Đây là quà năm mới của tôi,
anh phải nhận một nửa chia vui.”

Ông cụ cười tươi như ngày hội,
chơi ngay bài “Chúc Mừng Năm Mới”.

Xung quanh bỗng nhiên vui lạ thường,
ông người Pháp còn gọi rượu vang
đi các bàn mời từng người uống.

Chuyện đổi thay quá sức tưởng tượng
chỉ một giờ trước cũng nơi đây
chúng tôi như những kẻ tù đày
trong tiệm ăn tồi tàn là vậy,
mà cuối cùng giao thừa năm ấy
thành lần vui tuyệt nhất xưa nay.

Thưa Đô đốc, những điều trên đây
tôi muốn kể cho ngài nghe biết.

Trong Hải quân ngài quyền trên hết,
tôi nghĩ rằng ngài cũng muốn nghe
về món quà người lính thủy kia
đã mang tới chúng tôi năm ngoái.

Là tâm hồn tình yêu tươi mới
đã tặng ban vào tối giao thừa.

Cám ơn ngài đã đọc lá thư,
và xin chúc một năm vui khỏe.

Nguyễn Tường,
New York City

 

 

 

Nhung vi sao

NHỮNG VÌ SAO

(Lời thuật chuyện của một gã chăn cừu
Tác giả: ALPHONSE DAUDET
Bản dịch văn xuôi: TRÚC HUY
Chuyển thành văn vần: NGUYỄN TƯỜNG

 

Trong thời gian tôi đi chăn cừu
trên vùng sườn núi Luberon,
có khi liên tiếp suốt mấy tuần
tôi không thấy một người lui tới,
chỉ thui thủi một mình tôi với
con chó Labri và đàn cừu.
Thỉnh thoảng cũng có một thầy tu
sống ẩn dật ở vùng núi Ure
đi qua đây kiếm loài dược thảo
hoặc thấy nét mặt các thợ mỏ
đầy bụi bặm xứ Piémont,
nhưng họ là những người làm công,
người chất phác, lầm lì quen thói,
sống cô đơn quen nên ít nói,
và hơn nữa họ chẳng biết gì,
về những chuyện bàn tán dưới kia.
Vì thế cứ khoảng chừng nửa tháng,
khi nghe tiếng lục lạc văng vẳng
từ chỗ đường mòn dưới núi lên
của con la nông trại vùng bên
mang lương thực cho tôi đến hẹn,
rồi tôi thấy dần dần xuất hiện
bộ mặt thằng nhỏ miarro
hay chiếc khăn hung đỏ trùm đầu
của thím già Norade giúp việc,
là lòng tôi sướng vui muốn chết.
Tôi yêu cầu họ kể cho nghe
về những chuyện dưới đồng bằng kia,
những buổi lễ nhà thờ rửa tội,
những đám cưới, đám hỏi, lễ hội…
Nhưng điều tôi thích nhất vẫn là
tin tức về cô gái chủ nhà,
vị tiểu thư Stéphanette,
nổi tiếng toàn vùng về sắc đẹp.
Cố làm như chẳng mấy quan tâm,
thỉnh thoảng tôi buông lời hỏi thăm
nàng có thường hay đi dạ hội,
có chăng nhiều chàng đang đeo đuổi.
Và nếu ai hỏi lợi ích chăng
cho cái thân phận kẻ nghèo nàn
của một tên chăn cừu miền núi,
thì tôi rằng tôi hai mươi tuổi
với tôi Stéphanette là người
thiếu nữ đẹp nhất trên trần đời.
Thế rồi, một hôm Chủ nhật nọ,
tôi chờ lương thực cho đợt đó,
nhưng sao lần này chưa thấy ai.
Từ sáng, tôi nghĩ bụng thế này:
“Có lẽ nhà thờ đang lễ lớn.”
Đến trưa, một trận mưa đổ xuống,
tôi lại cho rằng bởi đường trơn,
nên con la chưa thể lên đường.
Mãi đến ba giờ chiều, mưa tạnh,
trời quang đảng, sườn núi lấp lánh
nước mưa và ánh sáng mặt trời.
Tôi nghe trong tiếng giọt nước rơi
trên cành lá và róc rách suối
sau cơn lũ ào ào chảy vội,
tiếng lục lạc leng keng con la,
ôi vui tươi nghe cứ như là
tiếng chuông Lễ Phục Sinh tuôn đổ.
Nhưng không phải lần này thằng nhỏ,
cũng chẳng phải thím Norade già.
Bạn thử đoán là ai không à?
Chính vị tiểu thư của tôi đấy!
Stéphanette đích thân đến vậy.
Nàng ngồi ngay ngắn trên lưng la,
má hồng vì khí núi thổi qua
và gió sau cơn mưa dịu mát,
giữa những chiếc giỏ mây nâu nhạt.
Thằng nhỏ đang bị bệnh hôm qua,
còn thím Norade về thăm nhà.
Nàng Stéphanette xinh đẹp tuyệt
vừa trên lưng la xuống cho biết.
Nàng còn nói thêm vì lạc đường
cho nên không thể đến sớm hơn.
Nhưng trông nàng ăn mặc đẹp đẽ,
trên đầu kết băng hoa gọn ghẽ
và chiếc váy thêu đăng ten hồng,
tôi thấy nàng có vẻ vừa xong
một buổi dạ vũ vui nào đó
hơn là đã dọ dẫm trên cỏ
đi tìm đường nên chậm đến đây.
Ôi, người đâu xinh đẹp thế này!
Tôi đắm nhìn nàng không rời mắt.
Thật tình nói chưa hề được gặp
hoặc thấy nàng gần sát thế này.
Mùa đông, khi cừu đã lùa bầy,
tôi về nông trại dùng cơm tối,
thỉnh thoảng thấy nàng ngang qua vội,
chẳng mấy khi dừng lại chuyện trò
với kể ăn người ở bao giờ,
luôn trang điểm kiêu kỳ đúng mực….
Thế mà bây giờ tôi diễm phúc
có nàng đứng ngay trước mặt tôi,
và chỉ có một mình tôi thôi,
vậy sao tôi không bối rối chứ?
Sau khi lấy đồ ăn các thứ,
nàng bắt đầu đưa mắt rảo quanh.
Nàng vén nhẹ chiếc váy mỏng tênh
để khỏi lấm, bước vào xem thử
chỗ góc lán hàng đêm tôi ngủ,
tấm da cừu và chiếc ổ rơm,
cái áo choàng rộng móc trên tường,
chiếc gậy và cây súng bắn đá …
Các thứ ấy làm nàng thấy lạ.
-Thì ra chỗ ngủ có vậy thôi,
anh mục đồng tội nghiệp của tôi!
Sống một mình chắc buồn lắm nhỉ?
Thường làm gì? Có hay suy nghĩ?
Tôi muốn nói, “Chỉ nhớ cô thôi,
thưa cô chủ đáng quý của tôi.”
Phải như thế mới là trung thực,
nhưng bối rối tôi không nghĩ được
phải nói với cô những lời nào.
Tôi tin chắc nàng hiểu tại sao,
nhưng cô nàng quả là tinh nghịch
lại lấy đó làm điều vui thích
và cố tình trêu chọc hỏi tôi:

– Thế anh mục đồng của tôi ơi
cô bạn gái thân của anh đấy
có thỉnh thoảng đến thăm không vậy?
Cô ấy hẳn là con dê vàng
hay nàng Estérelle cao sang
múa trên các đỉnh cao vòi vọi?

Trong lúc nàng đang đặt câu hỏi
chính cô dáng điệu giống nàng tiên
Estérelle xinh đẹp dịu hiền.
với nụ cười vô cùng duyên dáng,
đầu hơi ngả ra sau một thoáng
vẻ vội vàng như muốn ra về.

– Thôi chào tạm biệt mục đồng nhe!

– Dạ, xin chào tạm biệt cô chủ.

Thế là nàng không còn chỗ cũ,
ra đi thoăn thoát bỏ lại tôi.
Khi nàng đã khuất sau lưng đồi,
tôi tưởng chừng những viên sỏi nhỏ
dưới chân la đang rơi đâu đó
trong lòng tôi vang vọng từng viên.
Tôi cứ nghe tiếng đó liên miên
suốt buổi chiều không thèm nhúc nhích,
chỉ sợ tan tành giấc mộng tuyệt.

Chiều xuống, thung lũng ngả sang lam
và súc vật chen lấn theo đàn
be be kéo nhau về chuồng trại,
tôi bỗng nghe tiếng ai vọng lại
từ phía dưới sườn núi không xa,
và kìa vị tiểu thư chúng ta,
nhưng không còn nét vui tươi nữa
mà run rẫy vì lạnh và sợ.
Có lẽ khi vừa xuống lưng đồi
nàng đã gặp con suối ngập bồi
sau trận mưa giông chiều bất chợt,
nàng suýt bị trôi theo dòng nước
sau khi cố tìm cách vượt qua.
Nghiệt một nỗi nông trại còn xa,
nàng một mình không sao về được,
còn tôi thì đàn cừu đang ướt
không thể bỏ chúng lại mà đi.
Ý nghĩ phải ngủ lại đêm khuya
làm nàng băn khoăn nhìn thấy rõ
phần sợ mẹ cha trông vò võ.
Tôi cố lựa lời để trấn an:

– Trời tháng bảy đêm ngắn tựa gang…
Không sao đâu, cô nên chịu khó.
Tôi vội vàng nhóm ngọn lửa nhỏ
để nàng hơ chân và hong khô
bộ áo ướt sũng tự bao giờ.
Nhìn đôi mắt nàng rươm rướm lệ
tôi cũng muốn khóc theo như thế.

Rồi bầu trời buông hẳn màn đêm.
Chỉ còn chút vầng dương thoáng êm
trên đỉnh núi, và làn hơi sáng
mong manh ở phía mặt trời lặn.
Tôi muốn nữ chủ nhân vào trong
ngủ trên chỗ tôi vừa dọn xong.
Tấm da cừu đẹp còn tinh mới
trên ổ rơm hương thơm phơi phới;
tôi chúc nàng một giấc ngủ ngon,
tôi ra ngoài, để nàng bên trong…
Xin có trời đất chứng giám hộ,
mặc dù lửa tình tôi hực hở
nhưng không có ý xấu trong lòng,
tôi hãnh diện nghĩ tới phía trong,
bên cạnh đàn cừu có cô gái –
như con cừu non nhất trang trại –
đang nằm ngủ một giấc an bình,
nàng là con gái ông chủ mình.
Đêm nay bầu trời rất thăm thẳm
đẹp như tôi chưa hề được ngắm,
những vì sao lấp lánh trên cao….

Bỗng chấn song xịch mở phía sau,
nàng Stéphanette đang dạo bước.
Nàng không tài nào chợp mắt được
vì đàn cừu chốc lại cựa mình
làm đống rơm sột soạt thình lình
hoặc chúng be be khi mơ ngủ.
Nàng thích ra ngồi bên đống lửa.
Thấy vậy, tôi vội lột khỏi ra
khoác lên vai nàng tấm áo da,
rồi khơi ngọn lửa cho thôi lạnh
và hai chúng tôi ngồi bên cạnh,
im lặng không biết nói năng gì.

Nếu bạn ngủ ngoài trời một khi,
bạn thừa biết trong lúc đang ngủ
cả một sự nhiệm huyền vũ trụ
đang bừng lên trong cõi vắng thanh.
Lúc ấy tiếng suối rõ tinh anh,
những ao hồ nhen tia lửa lạ.
Những thần linh từ đâu thong thả
đi lại tự do quanh núi rừng,
và trong không gian nghe bỗng dưng
tiếng sột soạt xen lời khe khẽ
tưởng chừng như cành cây vươn nhẹ
mọc dài thêm sau phút chuyển mình.
Ban ngày là đời sống tạo sinh
như con người, chim muông, cầm thú,
còn đêm là đời sống thật sự
của thực vật, sự vật quanh bên.
Nếu chưa quen sự sống về đêm
có khi ta vô cùng sợ hãi.
Thế nên tiểu thư ta cũng vậy,
cứ mỗi lần nghe tiếng động gì
dù rất xa và nhỏ li ti,
cũng run lên nép vào thật sát
làm tôi không còn cách chạy thoát.
Có lần, từ phía mặt hồ kia
bỗng vọng lên tiếng hú não nề.
Và trên trời ngôi sao sáng rực
xẹt qua đầu chúng tôi cùng lúc,
tựa như là chính tiếng than van
từ mặt hồ nghe thấy đã mang
luồng ánh sáng lạ lùng sáng chói.

– Cái gì thế? Tiểu thư khẽ hỏi.

– Thưa cô, đó là một linh hồn
vừa được bay lên chốn thiên đường.

Nói xong tôi làm dấu thánh giá.
Nàng cũng làm như tôi, thật lạ,
vừa ngửa cổ lên trời hồi lâu,
vẻ trầm ngâm suy tưởng đâu đâu.
Rồi quay lại bên tôi, nàng hỏi:

– Tôi nghe có lời thiên hạ nói
các mục đồng phù thủy đúng không?

– Thưa không. Nhưng chúng tôi mục đồng
gần trăng sao hơn người dưới đó
nên chúng tôi hiểu biết rất rõ
những sự việc xảy ra trên trời.

Nàng vẫn nhìn lên cõi xa khơi,
đầu tựa vào lòng bàn tay nhỏ,
vai khoác áo da cừu tôi đó,
trông nàng như mục đồng thiên cung.

– Ôi nhiều sao quá! Đẹp lạ lùng!
Nhiều tôi chưa bao giờ từng thấy.
Thế mục đồng biết các sao ấy
tên là gì xin kể tôi nghe?

– Biết chứ ạ, thưa cô, này nhe!
Ngay trên đầu, Con đường thánh Jacques (la Voie lactée, dải Ngân Hà)
Chạy từ Pháp sang Tây Ban Nha,
thánh Jacques de Galice vạch ra
chỉ cho Charlemagne dũng cảm
đánh giặc Sarrasins, đại thắng.
Xa hơn, Chiếc xe chở linh hồn (la Grande Ourse, sao Bắc Đẩu)
với bốn bánh xe sáng rực hơn.
Ba ngôi kéo trước: Ba con vật (les Trois Bêtes)
và có một ngôi sao nhỏ nhất
ở ngay sát ngôi sao thứ ba
là Người đánh xe đấy cô à. (le Charretier)
Cô có thấy chùm sao rơi rụng
nơi chiếc xe ở không xa chúng?
Đấy là những linh hồn lạc sai
Thượng Đế không cho ở gần Ngài…
Xin tiểu thư đảo mắt nhìn thử
ngay ở phía dưới một chút nữa
là sao Bừa cào, hay Ba vua. (Râteau hay Orion, sao Sâm)
Mục đồng chúng tôi dùng coi giờ.
Lúc này quá nửa đêm rồi đó.
Cũng hướng Nam, nhìn tay tôi trỏ,
phía dưới, sao Jean de Milan,
ngọn đuốc sáng của các tinh hằng. (Sirius)
Về sao đó, mục đồng thường kể:
Jean de Milan, một đêm biệt lệ
cùng được mời như sao Ba vua
và còn có mặt cả sao Rua (la Poussinière, la Pléiade)
đến dự lễ cưới ngôi sao bạn.
Sao Rua một mạch vội đi thẳng,
theo con đường cô thử nhìn lên
ở chỗ rất cao tuốt phía trên.
Sao Ba vua theo con đường tắt,
phía bên dưới, đã mau kịp bắt,
riêng có mỗi anh chàng Milan
vì lười biếng cứ thích ngủ lăn
bị bỏ quên lại còn nổi giận.
Chàng quăng cây gậy quyết ngăn chận.
Bởi thế, tên chòm sao Ba vua
còn gọi là Chiếc gậy đấy cô,
gậy Jean de Milan cô ạ…
Nhưng ngôi sao đẹp hơn tất cả
là ngôi sao chúng tôi, Mục đồng, (Étoile du Berger)
nó soi đường từ phía cao không
để chúng tôi lùa cừu ra bãi
và xua về khi hoàng hôn lại.
Chúng tôi gọi sao Maguelonne,
chạy theo Pierre de Provence (Saturne, Thổ Tinh)
nàng bám theo chàng mong đợi mãi
bảy năm một lần kết hôn lại.

– Thế vậy hả? lại chuyện không ngờ,
các vì sao cưới hỏi nữa cơ?

– Có chứ ạ, kính thưa cô chủ.

Và trong khi tôi giải thích đủ
những nghi thức hôn lễ vì sao,
thì tôi thấy có một vật nào
nhẹ nhàng, mịn màng, tươi mát lạ
đè lên vai tôi êm ái quá.
Thì ra nàng, buồn ngủ ấy mà.
Dải đăng ten, mái tóc mượt mà
những gợn sóng ôi sao tuyệt thế.
Nàng ngồi yên không lay động nhẹ,
đầu cứ tựa sát vào vai tôi
cho đến khi những ánh sao trời
đã bắt đầu mờ dần gợn nhỏ
theo ánh sáng bình minh vừa ló.
Còn tôi, chỉ dám trộm nhìn nàng,
trong đáy lòng rộn mấy xốn xang,
nhưng vẫn giữ tâm hồn thanh khiết
vì đêm sáng vô cùng diễm tuyệt
bao giờ cũng gợi tôi nghĩ suy
về những điều cao đẹp diệu kỳ.
Chung quanh chúng tôi muôn tinh tú
vẫn tiếp tục hành trình vũ trụ
ngoan ngoãn, lặng thầm như đàn cừu,
và đôi khi cảm tưởng trong đầu
giữa số kia, có ngôi sáng nhất,
trên con đường vô tình lạc mất
đến dựa vai tôi ngủ giấc ngon lành…

Nguyễn Tường
Forest Hills, New York
September 06, 2014

 

Bảnh Thật

 


(Brittany Anne Reese, 15 tuổi)

Trái tim tôi như đang nghẹt lại.
Khi mẹ và tôi tới cửa hàng,
tôi chỉ có mỗi ý nghĩ rằng:
Chiếc xe màu hồng đang còn đó.
Chiếc xe tôi mơ là chính nó.
Nhưng vì Giáng Sinh đã rất gần
các cửa hiệu tấp nập suốt tuần,
nên mẹ tôi khẽ nhắc tôi rằng
có thể nó đã bán rồi chăng.
Tôi thấy trong lòng như trống giục,
hai đầu gối run lên liên tục.
Tôi lo đến nổi hai ngón tay
bắt chéo vào nhau khi vào đây.
Đến gần, bụng tôi như thắt lại
khi thấy nó vẫn còn cuối dãy.
Nó đấy! Chiếc xe đạp màu hồng,
bóng loáng tôi vẫn mơ trong lòng!
Nó mới tinh, không một hạt bụi,
nên tôi phải thọc tay vào túi
tránh sờ vào làm nó bẩn đi.
Tuần lễ đó chậm hơn mọi khi.
Ngoài việc nhà trường cho nghỉ lớp,
chúng tôi mong đợi điều duy nhất
là chuyến đi từ thiện của trường
nhà nuôi trẻ lang thang ngoài đường.
Chúng tôi đã có chuẩn bị sẵn
cho bọn trẻ một số quà tặng.
Khi đọc danh sách được đăng lên,
con số làm tôi rất ngạc nhiên
-chà, quá nhiều người không được hưởng
niềm vui Giáng Sinh trong mái ấm.
Tuy nhiên, tôi thật không nghĩ lâu
đến việc giúp đám trẻ này đâu,
tôi chỉ nghĩ về chiếc xe đạp.
Tôi mong qua kỳ nghỉ tháng Chạp
để đạp xe đến trường mỗi ngày
cho mọi người thấy chiếc xe này.
Ít ra cũng một lần tôi được
công nhận là đứa trẻ “bảnh” nhất
Trong khi chờ xe buýt ngang nhà
đưa tôi đi công tác phát quà,
tôi viết thư để cám ơn mẹ.
Tôi muốn dùng hết mọi lý lẽ
để giải thích cho mẹ hiểu lòng
món quà đã vượt cả ước mong.
Khi lá thư ấy vừa kết thúc,
bác tài xế cũng đến đúng lúc,
và đưa chúng tôi kịp ra xe.
Ngồi kế bên tôi, đứa bạn khoe
món quà Giáng Sinh xe trượt tuyết.
Chúng tôi say sưa cho nhau biết
sự hồi hộp trước những món quà.

Trò chuyện suốt cả chặng đường xa,
xe đã đến nơi, miệng vẫn cứ.
Đột nhiên, câu chuyện đang dang dở,
tôi im bặt và thấy bàng hoàng.
Đám trẻ trước mặt tôi rõ ràng,
chúng gầy gò, ăn mặc rách rưới.
Tôi thấy buồn đến không chịu nổi
khi đưa mắt nhìn cảnh xung quanh.

Cô giáo khuyên chúng tôi hãy nhanh
tìm trò chuyên với một đứa trẻ.
Tôi để ý con nhỏ lặng lẽ
đang ngồi cô đơn cuối góc phòng.

Khi chân tôi bước lại gần hơn,
hình như nó không muốn chào hỏi,
nhưng tôi cảm thấy mình nên nói
một điều gì đó để làm quen.
Tôi bắt đầu bằng cách hỏi xem
nó có mong Giáng Sinh không vậy.
Tôi kể về chiếc xe đạp ấy
món quà tôi sắp nhận tới nơi.
Đột nhiên, nét mặt nó rất tươi,
nó mỉm cười, đôi mắt sáng hẳn.
Nó nói giá mình có quà tặng
một chiếc xe đạp như của tôi
nó sẽ thấy hạnh phúc nhất đời.

Rồi nó kể về chuyện gia cảnh.
Nói đúng ra, nó gặp bất hạnh,
không có một tuổi thơ bình thường
Nó chưa nếm được mùi yêu thương
của mái ấm gia đình thật sự,
cả cảm giác với những con thú
nó cưng nuôi riêng như thế nào.
Cha mẹ nó cách sống giống nhau,
đều nghiện rượu, khó khăn tiền bạc.
Chỗ ở dời chỗ này chỗ khác,
hoặc vì không trả đủ tiền nhà,
hoặc vài lý do bị đuổi ra.
Mọi việc đã tồi tệ đến nỗi
họ bỏ nó không cần biết tới,
nên bây giờ nó vào nhà này.
Nó không còn gia đình là ai.

Ước mơ một chiếc xe của nhỏ
tôi biết là điều không thể có.
Ai mua xe cho nó bây giờ?
Nó đang sống một mình bơ vơ,
cha mẹ nó đã bỏ rơi nó,
chỉ còn mỗi nhà này để trọ.
Tôi thấy xót xa cho nó ghê.

Hai chúng tôi nói chuyện mải mê
đến nỗi cô giáo đến nhắc nhỡ,
nói rằng đến giờ rời nhà mở.
Tôi chộp lấy chiếc cặp của mình,
chúc nó vui trong mùa Giáng Sinh,
và nhận được món quà mình muốn.
Trước khi rời phòng, tôi quay xuống
nhìn nó và miệng tôi mỉm cười.

Đêm đó, tôi trằn trọc một hồi
nhớ lại những gì của con nhỏ
đã kể về cuộc đời của nó.
Tôi nghĩ về đời nó xong rồi
tôi lại nghĩ tới cuộc đời tôi.
Nói chung, tôi chỉ biết đòi hỏi…
đòi hỏi, đòi hỏi và đòi hỏi…
và cho mình chưa đủ bằng người.
Bây giờ gặp nhỏ cùng tuổi tôi,
hầu như nó chẳng nhận gì cả
và nó xem điều đó chẳng lạ.
Bây giờ tôi đã hiểu ra rồi,
tại sao người ta nói rằng tôi
là người may mắn hơn kẻ khác.

Suốt ba ngày sau, tôi tự nhắc
cách gì giúp nhỏ bạn tốt hơn.
Rồi ngay Giáng Sinh lúc lễ hôm,
trong lúc ngồi nghe linh mục giảng,
một ý tưởng trong tôi vụt thoáng.
Tôi muốn tặng cô bạn mới quen
chiếc xe đạp vẫn còn mới toanh
-mà tới nay tôi chưa nhận được!

Khi tôi nói cho mẹ biết trước,
bà nhìn tôi và chỉ mỉm cười
-một nụ cười mà đối với tôi
không thể nào có thể diễn tả
– nụ cười chưa bao giờ thấy cả.
Mẹ tôi lật tờ báo đọc xem
về ngôi nhà mở nuôi trẻ em
mà tôi đã đến thăm trước đó.
Sáng Giáng Sinh, mặt trời vừa ló,
hai mẹ con chúng tôi đến nơi
chiếc xe đạp trong xe sẵn rồi.

Tôi bước vào với chút nuối tiếc
rằng mình sẽ không còn được dịp
cưỡi chiếc xe đạp này ngược xuôi,
nhưng trong lòng vẫn cảm thấy vui.
Khi tôi tìm gặp được nhỏ đó,
nó vẫn lặng lẽ như hôm nọ
trong góc phòng một mình cô đơn.
Đầu nó cúi xuống, có vẻ buồn.
Tôi bước tới gần, giọng tằng hắng,
– Chúc Giáng Sinh vui vẻ nhé bạn!
Rồi tôi nói nó có món quà.

Mặt nó khi ấy sáng bừng ra
nó nhìn tôi, mỉm cười tin tưởng.
Ánh mắt nó lần này sung sướng
so với trước hơn gấp nhiều lần.
Tôi nắm tay nó hướng ra sân.
Chiếc xe đạp có gắn nơ đỏ
đã sẵn sàng làm quà cho nhỏ.
Tôi mong thấy nó toét miệng cười
hẳn làn môi nó sẽ rất tươi,
nhưng chuyện ngược lại, thay vào đó,
giọt nước mắt lăn trên má nó,
chảy trong veo như giọt sương mai.
Nó sung sướng đến bật khóc ngay.
Nó nói cám ơn tôi không ngớt.
Và lúc đó tôi hiểu ra được
điều tôi làm mới “bảnh” làm sao.
Tôi đã biến con nhỏ buồn đau
thành đứa trẻ hạnh phúc tột bậc.

Việc tôi cho chiếc xe duy nhất
-mà tôi có- không ngờ đổi thay
cách suy nghĩ trong tôi lâu nay
về cách sống thế nào ý nghĩa.
Qua thời gian, sau nhiều ngẫm nghĩ
tôi thấy mình không còn tham lam.

Giờ đây, tôi đã biết rõ rằng:
nhận một món quà thật sung sướng,
nhưng thật lòng ngoài sức tưởng tượng,
tặng món quà còn sung sướng hơn.

Tôi cũng đã biết một điều rằng
tôi từng hy vọng chiếc xe đạp
làm tôi trông “bảnh” hơn người khác.
Mặc dù nay không còn chiếc xe
mỗi ngày chạy lên trường để khoe,
mẹ tôi và cả những người bạn
đều thấy tự hào về tôi lắm.
Về lâu về dài cả sau này,
lòng tốt của tôi ý nghĩa thay,
ý nghĩa hơn là chiếc xe đạp-
hoặc bề ngoài “bảnh” hơn kẻ khác.

Nguyễn Tường chuyển thành văn vần.
New York, Dec 27, 2014

Truly Cool


By Brittany Anne Reese, age fifteen

Truly Cool
By Brittany Anne Reese, age fifteen

My heart was in my throat. As mom and I entered the store, I had only one thought in my mind; I hope my pretty pink bike is still there. It would be my first bike ever. But since it was about a week before Christmas and the stores were in total chaos, Mom gently reminded me that it was possible that the bike I wanted would be sold out.

I could feel the excitement in my stomach and my hands were jittery. I was so anxious to get it. I crossed my fingers as we came around the corner to the bike section. My stomach did somersaults when I finally spotted it near the end of a long row. There it was, my big, shiny pink bike! I thought it was too clean and pretty to touch so I stuck my hands in my pockets to keep from smudging it.

The week went by really slowly. The only thing besides school letting out that we were looking forward to was a charity drive that our school was doing for a homeless children’s shelter. We had made little toys for the kids that were living there. I was surprised to see how many were on the list ? so many that wouldn’t have a real home where they could spend Christmas.

Still, I didn’t think as much about helping them as I was thinking about my bike. I couldn’t wait for winter break to get over so that I could ride my bike to school for everyone to see. I would be the cool kid for once.

While we waited in the classroom for the bus to come and take us to the children’s shelter to deliver our presents, I sat at my desk writing my mom a thank you letter. I explained how I had never wanted anything as badly as I did that bike. Just as I finished, the bus driver came into our room to let us start getting on the bus. I ended up sitting next to a guy who was getting a skateboard for Christmas. We talked about how excited we were about our big gifts.

We chatted all the way there and were still talking as we came though the shelter doors. Suddenly, my mouth dropped and I stopped in mid-sentence. I was in shock seeing kids wearing torn-up and worn-down ragged clothes. I felt sad as I looked around the place.

Our teacher encouraged us to find a kid that was staying in the shelter and visit with them. I noticed a little girl sitting in a corner by herself. When I walked up, it seemed like she didn’t want to say “hi” or anything, but I felt like I should say something to her.

So I started out by asking her if she was excited about Christmas coming. I told her about how I was getting a bike. Suddenly, her eyes lit up and a huge smile came across her face. She told me that she would be the happiest kid in the world if she could ever get one.

Then she explained to me what her life had been like. To say the least, she didn’t have a normal childhood. She had never known what it was like to live in a real home of her own with pets and everything. Her parents had been alcoholics and constantly had money problems. They moved around constantly because they either couldn’t pay the rent or would be thrown out for some reason. Things got so bad with them that they finally abandoned her and she ended up in this shelter.

She no longer had anyone to call family.

I realized that her getting a bike anytime soon was out of the question. I mean, who would buy it? Her parents were gone and she was alone in the world, other than for the people that ran the shelter. My heart just ached for her.

We got so involved in our conversation that my teacher had to come and tap me on the shoulder to tell me that it was time to leave. I grabbed my bag and told her that I hoped she’d have a merry Christmas and that she would get everything she wanted. Before leaving the room I looked back and gave her a little smile.

Later that night, I lay in bed remembering what the girl had told me about what it was like to live at the shelter. I thought about her life and about mine as well. All I do is want and want and think that I never get enough. Now I’d met a girl my age that had barely enough to get by and who took nothing for granted. I never understood when people would tell me how lucky I was. Now I finally understood.

Over the next three days, I kept thinking about ways that I could help make this girl’s life better. Then, on Christmas Eve while sitting in church listening to the preacher speak, it dawned on me. I wanted to give her my new bike (which I had not yet received!).

When I explained everything to my mom, she gave me a smile that I could never fully describe ? one like I have never seen before. My mom found the paper that told what children’s shelter I had gone to, and on Christmas morning, we headed for the shelter with my new bike in the trunk of my mom’s car.

I walked in feeling somewhat sorry that I would not be the one getting the bike, but I also felt really good inside. When I finally found her, she was sitting in the corner where I had first met her. Her head was down and she seemed to be sad. I walked over and said, “Merry Christmas.” Then I told her that I had something for her.

Her face brightened and she smiled as she looked up at me. She looked happier than I have ever seen a kid look before. I grabbed her hand and walked her over to the door. Parked outside was my bright pink bike with a big red bow on it. I was expecting a bigger smile than what I had seen moments before, but instead I saw a tear running down her cheek. She was so happy she felt like crying. She thanked me over and over again. I knew then that what I had done was a good thing. I knew I made a difference in her life.

What I didn’t know was how giving away the only bike I’d ever had would make a difference in my life, too. But it changed the way I thought about things, and over time, I found that I wasn’t as greedy as I was before.

I now realized that receiving a great gift gives you a good feeling, but giving from the heart means more and feels even better. I also realized that things aren’t always what they seem. There is always someone else who might need something more than you do.

I didn’t get to enjoy having that bike, but my mom was proud of me and so was everybody else. In the long run, that meant more to me than the bike ever could have.

Phép Thử Hoa Hồng

 

John Blanchard rời khỏi băng ghế,
chỉnh lại bộ quân phục trên người,
nhìn hành khách qua lại ngược xuôi
trong Nhà ga Trung tâm Thành phố.
Chàng mong gặp cô hoa hồng đỏ,
người mà chàng biết rõ tâm hồn,
nhưng khuôn mặt cô ấy thì không.
Chàng quan tâm tới cô gái ấy
đã từ mười ba tháng trước đấy
ở trong thư viện Florida.
Khi lấy quyển sách từ kệ ra
chàng đã bị cuốn hút thực sự
bởi những nét bút chì ghi chú
ở bên lề cuốn sách đang xem.
Những nét chữ viết tay dịu mềm
phản ánh một tâm hồn sâu sắc,
một trí óc thông minh sáng suốt.
Chàng có thể tìm ra được ngay
người chủ của quyển sách trước đây.
Hollis Maynell, tên cô gái.
Sau một thời gian tìm kiếm mãi
chàng đã tìm ra địa chỉ nàng
ở Thành phố New York đẹp sang.
Chàng viết lá thư tự giới thiệu
và mong hồi âm để tìm hiểu.
Hôm sau chàng phải chuyển đi ngay
tham dự cuộc Thế chiến thứ II.
Một năm và một tháng kế tiếp
hai người dần trở nên quen biết
nhờ thư từ qua lại đổi trao.
Mỗi lá thư, hạt giống gieo vào
mảnh đất tâm hồn thêm màu mỡ.
Một chuyện tình lãng mạn triển nở.
Blanchart xin một tấm hình nàng,
nhưng nàng từ chối ý muốn chàng.
Nàng cho rằng nếu chàng yêu thật
thì mình thế nào cũng bất chấp.
Cuối cùng, ngày về từ châu Âu
chàng lên lịch trình gặp gỡ nhau.
7 giờ tối Ga Trung tâm Lớn.
Nàng cho chàng dấu hiệu để nhận
trên ve áo gắn một hoa hồng.
Vậy, 7 giờ tôi chàng ngóng trông
người con gái trái tim đáng mến,
nhưng dung nhan chàng chưa biết đến.
Một cô gái đi về phía chàng
người mảnh mai, thon thả, nhẹ nhàng.
Trên lưng những lọn tóc óng ả
từ đôi tai thanh tú buông xỏa;
đôi mắt xanh như nụ hoa tưoi.
Chiếc cằm xinh, đôi môi mỉm cười,
trong chiếc áo xanh lá cây nhạt
cô như ngọn gió xuân tươi mát.
Chàng liền đi về phía cô nàng
và hoàn toàn quên mất đi rằng
cô gái không mang bông hồng đỏ.
Lúc chàng đang đi về hướng đó
nét mặt cô như đóa hoa cười,
một làn cong khiêu gợi trên môi.
“Xin mời theo tôi, anh thủy thủ.”
Giọng nói cô thì thầm vừa đủ.
Hầu như không kiểm soát bản thân,
chàng tiến bước theo cô rất gần,
thấy Hollis Maynell đợi đấy.
Nàng đứng ngay sau lưng cô ấy.
Một phụ nữ đã 40 ngoài,
tóc hoa râm chiếc nón sờn quai..
Dáng bà nặng nề, đôi chân mập
đang giấu trong đôi giày đế thấp.
Cô gái đồ xanh nhạt lá cây
khi ấy vội vã bước đi ngay.
Chàng thấy mình như bị phân tán,
phần muốn theo cô gái đi hẳn,
phần khát khao từ trong con người
dành cho phụ nữ từng một thời
làm cho trái tim mình xao xuyến.
Và bây giờ nàng đang hiển hiện.
Khuôn mặt nàng bầu bĩnh, xanh xao
nhưng hiền lành nhạy cảm làm sao,
đôi mắt phúc hậu rất phụ nữ.
Chàng không còn lưỡng lự được nữa.
Tay nắm quyển sách bìa bọc da
như bằng chứng để nàng nhận ra.
Đây không phải tình yêu lãng mạn
nhưng đặc biệt một thứ tình bạn
mà chàng mãi trân quý biết ơn.
Chàng đưa ra quyển sách cũ sờn
chào người phụ nữ, dẫu cổ họng
có chút gì đắng cay, thất vọng.
“Tôi, Trung úy John Blanchard,
và xin hỏi bà có phải là
Bà Hollis Maynell không vậy?
Tôi rất vui hôm nay được thấy.
Mời bà dùng bữa tối cùng tôi?”
Bà phụ nữ vui vẻ mỉm cười,
“Tôi không hiểu biết chuyện gì cả,
chàng thủy thủ đẹp trai tôi ạ,
nhưng cô gái đồ xanh lá cây,
người vừa quay gót đi khỏi đây,
nàng năn nỉ gắn bông hồng đỏ
vào cổ áo tôi cớ gì đó.
Và nàng nói nếu anh mời tôi
dùng bữa tối thì nên đi thôi
và bảo nàng đang đợi anh đó
trong nhà hàng bên kia đại lộ.
Nàng nói đây phép thử hoa hồng.”
Thật khâm phục về sự khôn ngoan
Cô Hollis Maynell xinh đẹp.

Tường Nguyễn
New York, Dec 20, 2014

—-

The Rose

John Blanchard stood up from the bench, straightened his Army uniform, and studied the crowd of people making their way through Grand Central Station. He looked for the girl whose heart he knew, but whose face he didn’t, the girl with the rose.
His interest in her had begun thirteen months before in a Florida library. Taking a book off the shelf he found himself intrigued, not with the words of the book, but with the notes penciled in the margin. The soft handwriting reflected a thoughtful soul and insightful mind. In the front of the book, he discovered the previous owner’s name, Miss Hollis Maynell. With time and effort he located her address. She lived in New York City. He wrote her a letter introducing himself and inviting her to correspond. The next day he was shipped overseas for service in World War II. During the next year and one month the two grew to know each other through the mail. Each letter was a seed falling on a fertile heart. A romance was budding.
Blanchard requested a photograph, but she refused. She felt that if he really cared, it wouldn’t matter what she looked like. When the day finally came for him to return from Europe, they scheduled their first meeting — 7:00 PM at the Grand Central Station in New York. “You’ll recognize me,” she wrote, “by the red rose I’ll be wearing on my lapel.”
So at 7:00 he was in the station looking for a girl whose heart he loved, but whose face he’d never seen. A young woman was coming toward him, her figure long and slim. Her blonde hair lay back in curls from her delicate ears; her eyes were blue as flowers. Her lips and chin had a gentle firmness, and in her pale green suit she was like springtime come alive. He started toward her, entirely forgetting to notice that she was not wearing a rose. As he moved, a small, provocative smile curved her lips. “Going my way, sailor?” she murmured. Almost uncontrollably he made one step closer to her, and then he saw Hollis Maynell. She was standing almost directly behind the girl. A woman well past 40, she had graying hair tucked under a worn hat. She was more than plump, her thick-ankled feet thrust into low-heeled shoes.
The girl in the green suit was walking quickly away. He felt as though he were being split in two, so keen was he desire to follow the girl, yet so deep was his longing for the woman whose spirit had truly companioned and upheld his own. And there she stood. Her pale, plump face was gentle and sensible, her gray eyes had a warm and kindly twinkle. He did not hesitate. His fingers gripped the small worn blue leather copy of the book that was to identify him to her. This would not be love, but it would be something precious, something perhaps even better than love, a friendship for which he had been and must ever be grateful. He squared his shoulders and saluted and held out the book to the woman, even though while he spoke he felt choked by the bitterness of his disappointment. “I’m Lieutenant John Blanchard, and you must be Miss Maynell. I am so glad you could meet me; may I take you to dinner?”
The woman’s face broadened into a tolerant smile. “I don’t know what this is about, son,” she answered, “but the young lady in the green suit who just went by, she begged me to wear this rose on my coat. And she said if you were to ask me out to dinner, I should go and tell you that she is waiting for you in the big restaurant across the street. She said it was some kind of test!”
It’s not difficult to understand and admire Miss Maynell’s wisdom.

The true nature of a heart is seen in its response to the unattractive. “Tell me whom you love,” Houssaye wrote, “and I will tell you who you are.”

CHÙM THƠ TÌNH LƯU HIỂU BA

 

渴望逃离–给妻
抛开虚拟的殉难
我渴望躺在你的脚下
这是除了与死亡纠缠的
唯一义务
也是心如明镜时
持久的幸福
你的脚趾不会折断
一只猫紧跟在身后
真想替你赶走它
它转过头
向我伸出利爪
蓝眼睛的深处
似乎有一座监狱
如果我盲目跨出
哪怕仅仅一步
就会变成一条鱼
晓波1999.8.12

Khát vọng xa chạy cao bay (1)  

Tặng vợ

Ném quách những tuẫn nạn cứ chập chờn trong trí
Anh thèm khát được nằm xuống dưới chân em
Đó là khi đã gạt ra ngoài
nghĩa vụ duy nhất vấn vít mình với cái chết
Cũng là khi lòng anh như gương sáng
Hạnh phúc giữ bền lâu
Ngón chân em không tách lìa ra (2)
Một con mèo đến kề bên cọ thân sau của nó
Cứ tưởng anh muốn đuổi nó giùm em
Nó quay đầu
Hướng về anh vươn những chiếc móng sắc
Nơi đáy sâu đôi mắt xanh lè
Tưởng như có cả một nhà ngục
Nếu anh cứ mờ mắt bước qua
Thậm chí mới chỉ dợm một bước
Sẽ biến ngay thành một con cá.
22.8.1999
Lưu Hiểu Ba
Nguyễn Huệ Chi dịch
Chú thích:
(1)  Mấy chữ “xa chạy cao bay” chúng tôi mượn từ bản dịch trên trang mạng 360 plus, có chỉnh sửa cho đúng với thành ngữ xưa nay.
(2)  Ngón chân em không tách lìa ra: theo dịch giả Bùi Xuân Bách, có lẽ tác giả dùng biểu tượng này để chỉ  trạng thái người phụ nữ chưa đến lúc hưng phấn cao độ. Ngày xưa phụ nữ bó chân, các ngón dính sát với nhau, chỉ đến lúc thật hưng phấn mới tõe hết ra.
—————————–

KHÁT VỌNG CAO XA

Muốn ném quách đi giấc mơ đeo đuổi,
Dẫu thiêng liêng mà hiểm nguy lắm nỗi.
Cái chết chực rình bủa lưới ngày đêm.
Anh khát khao đời được sống ấm êm,
Như lúc này gối chân em nằm nghỉ.
Em chợt hiểu hạnh phúc đơn giản thế,
Chú mèo đâu nhè nhẹ đến gần bên,
Cứ tưởng rằng anh gạt chú khỏi em,
Vội vã quay đầu chìa lên móng vuốt,
Đôi mắt xanh lè ghê như khám ngục.
Nếu anh chỉ cần dợm bước không thôi,
Sẽ biến thành trong mắt chú miếng mồi.
Nguyễn Tường (phỏng ý)
———————————-
狱中的小耗子–给小霞 
一只小耗子爬过铁条
在窗台上来回走动
剥落的墙在看它
吸饱了血的蚊子在看它
它也吸引了天上的月亮
银色的投影似乎在飞
一种罕见的美
今晚的耗子很绅士
不吃不喝不磨牙
瞪着那双贼亮的眼睛
在月光下散步
晓波1999.5.26

Con chuột nhắt trong nhà tù

– Tặng Tiểu Hà

Một con chuột nhắt leo qua song sắt
Trên bậu cửa sổ mon men qua lại
Bức tường đổ đang nhìn nó
Đám muỗi hút no máu đang nhìn nó
Nó thu hút cả ánh trăng trên trời
Vầng sáng bạc tuôn xuống tựa hồ đang bay
Đẹp một cách lạ kỳ.
Con chuột nhắt đêm nay đáng mặt quý ông,
Không ăn không uống, mài răng cũng không
Chằm chằm đôi mắt
Hai tên giặc sáng quắc
Dưới ánh trăng đang dạo bước.
26-5-1999
[Lưu] Hiểu Ba
Nguyễn Huệ Chi dịch
———————————-

CHÚ CHUỘT TRONG TÙ

Chú chuột nhỏ dạo quanh cửa sổ,
Bước chân đi như chỗ không người.
Mặc bên kia bức tường sắp đổ,
Đám muỗi no máu của con mồi.
Kìa ánh trăng trên trời soi bóng,
Ánh lung linh thơ mộng dường như,
Nàng tiên từ phía thiên thai động,
Đến viếng lang quân chốn ngục tù.
Bụng chưa ăn, răng chưa mài sắc,
Chăm chăm nhìn ánh mắt xa xăm.
Như đôi lính trong đêm gác giặc,
Đang ngẫm suy gì dưới ánh trăng?
Nguyễn Tường (phỏng ý)
———————————-
一封信就够了—给霞
一封信就够了
我就能超越一切
向你说话
当风吹过
夜晚用自己的血
写出一个隐秘的词
让我记住
每一个字都是最后一个字
你身体中的冰
融化成火的神话
刽子手的目光中
愤怒变成石头
两条铁轨突然重叠
扑向灯光的飞蛾
以永恒的姿态
跟随你的影子
晓波2000.1.8

Chỉ một phong thư là đủ

– Tặng Hà

Một phong thư cũng đủ rồi
Anh có thể vượt qua tất thảy
Hướng về em đàm thoại.
Đương lúc gió thổi qua
Đêm muộn
Dùng máu của chính mình
Viết ra một từ bí ẩn
Giúp cho anh đinh ninh
Mỗi chữ đều là con chữ sau rốt
Băng trong cơ thể em
Dung hóa thành huyền thoại lửa
Trong tia mắt của đao phủ
Phẫn nộ biến thành khối đá
Hai thanh đường sắt đột ngột chập lại lớp lớp triền miên
Thiêu thân bay bổ vào ánh đèn
Để tư thế vĩnh hằng
Kề cận cùng bóng em.
8-1-2000
[Lưu] Hiểu Ba
Nguyễn Huệ Chi dịch
————————–

PHONG THƯ ĐỦ Ý

Đây phong thư bao hàm đủ ý,
Gửi về em dù chỉ một dòng.
Muốn cùng nhau cạn tỏ nỗi lòng,
Đêm nay trời gió đông lạnh lắm.
Tâm thư anh viết bằng máu ấm,
Vẫn đinh ninh bí ẩn cuối cùng,
Quyện vào em thân xác hòa chung,
Thành huyền thoại cháy bừng ngọn lửa.
Bọn đao phủ không mong được nữa,
Phẫn nộ nung thành đá kim cương.
Tay nắm chung nhau một hướng đường,
Lao vào ánh phi thường bất diệt.
Nguyễn Tường (phỏng ý)
———————————-
我离去时–给睡梦中的霞
把心交给你时
我已离去
秋日的明净中
手铐的闪亮灼伤了阳光
我被带到很远
一个你找不到的地方
但你醒来后的目光
仍燃烧着我的背影
一次次结疤的伤口
总是一次次被撕裂
我惊叹,那么单薄的身体
怎么能承受如此突然而持久的痛
刀子折断时
你手握着利刃
晓波1996.12.21

Lúc anh lìa bỏ

– Tặng Hà trong giấc mộng

Khi đem trái tim giao cho em
Là anh đã lìa bỏ em rồi
Trong tĩnh sáng của ngày thu
Tay còng, cháy bỏng vết thương dưới ánh mặt trời.
Anh bị giải đến nơi rất xa
Một địa phương em tìm không thấy
Chỉ có ánh mắt em sau khi tỉnh dậy
Vẫn còn thiêu đốt chiếc bóng sau lưng anh.
Mỗi lần, mỗi lần miệng vết thương kết thành sẹo
Chung quy là mỗi lần, mỗi lần bị xé rách ra.
Anh kinh ngạc thở than,
tấm thân lẻ loi mỏng manh dường ấy
Làm sao chịu được cái đau đột ngột kéo dài như vậy?
Vào lúc con dao cắt lìa hai ta
Lưỡi dao sắc em đã nắm lấy.
21-12-1996
[Lưu] Hiểu Ba
Nguyễn Huệ Chi dịch
———————-

LÚC ANH LÌA BỎ

Nói yêu em biết rồi lìa bỏ.
Buổi sáng mùa thu còn nhớ rõ,
Tay còng đau đi giữa mặt trời.
Anh bị giải về chốn viễn khơi,
Nơi rất lạ em không thể thấy.
Buổi sáng bình minh khi thức dậy,
Nhớ ánh mắt nhìn thiêu đốt ai.
Mỗi vết thương khô kín hình hài,
Lại xé nát tim này lần nữa.
Chịu được nổi sao nàng tiên nhỏ?
Khi lưỡi dao lìa bỏ đôi mình,
Để lại em đau đớn lặng thinh.
Nguyễn Tường (phỏng ý)
———————————-
再一次作新娘–给我的新娘
你再一次作新娘
简朴如一页书
一页让我的目光
穿不透的书
第一次结婚的鲜红
早已在时间中褪色
而那张黑白照片
却依然鲜艳
我们的婚礼没有证明
没有法律的保证
也没有上帝的注视
如同沙漠中的一棵树
我们的新房是一间囚室
我们的拥抱和亲吻
有警察监视的目光
我们的做爱无处躲藏
但我们的内心依然疯狂
在新婚之夜,我再一次
流着泪,哽咽地
为你朗诵《呼啸山庄》
1996.11.27

Lại một lần làm cô dâu mới

Tặng cô dâu mới của tôi

Em lại một lần làm cô dâu mới
Giản dị như một quyển sách
Dành cho ánh mắt của anh
Một quyển sách
nhìn xuyên không thấu.
Màu đỏ tươi trong lần kết hôn đầu tiên
Từ lâu đã phai theo thời gian
Nhưng vẫn còn tươi thắm y nguyên
Từng mảng rọi trắng đen thuở ấy
Đám cưới của chúng ta không có gì làm bằng
Không có bảo chứng của luật pháp
Cũng không có chứng giám của Chúa Trời
Giống hệt một cái cây trong sa mạc.
Phòng tân hôn của chúng ta là một gian nhà ngục
Cái ôm ấp và nụ hôn của chúng ta
có ánh mắt giám thị của cảnh sát
Chúng ta làm tình không nơi nào che khuất
Nhưng trong tim chúng ta cuồng nhiệt vẫn y nguyên
Trong đêm tân hôn, anh lại một phen
Chảy nước mắt
nghẹn ngào
Vì em cao giọng đọc Đồi gió hú.
27-11-1996
[Lưu Hiểu Ba]
Nguyễn Huệ Chi dịch
————————-

CÔ DÂU LẦN NỮA

Em lại làm cô dâu mới lần này.
Giản dị như là một quyển sách hay,
Duy chỉ có mình anh đây hiểu nổi.
Màu hồng hoa ngày xưa mình mới cưới,
Vẫn y nguyên bất kể khoảng thời gian.
Những mảng trăng soi ánh sáng chập chờn,
Có khác là bao đêm tân hôn đó.
Đám cưới chúng mình không gì bằng cớ.
Từ đơn trình con dấu đỏ chứng thư,
Không Chúa trên cao hôn lễ nhà thờ.
Giống hệt xương rồng mọc trong sa mạc.
Phòng tân hôn chỉ là gian ngục thất.
Nụ hôn đưa tình, ánh mắt say yêu,
Có chú cai tù giám sát dõi theo.
Phút ái ân trao không lều che chắn,
Hai con tim vẫn say mê cuồng đắm.
Trong đêm tân hôn em đọc lại bài
“Đồi gió hú” làm nước mắt anh rơi.
Nguyễn Tường (phỏng ý)
———————————–
Chú dẫn xuất xứ: Những bài thơ chọn dịch trên đây về văn bản có đối chiếu với Lưu Hiểu Ba văn tuyển 刘晓波文选, phần Phụ lục “Hiểu Ba đích thi” 晓波的诗,trên trang mạng Độc lập Trung văn bút hội

TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ

mlkihaveadreamgogo

Hôm nay, tôi hân hoan vui sướng
có mặt cùng các bạn nơi đây
trong một sự kiện mà sau này
sẽ ghi vào lịch sử mãi mãi
như một cuộc tuần hành vĩ đại
vì tự do dân chúng Hoa Kỳ.
Trước đây, một người Mỹ uy nghi-
mà tượng Người, ta đang dưới bóng-
đã ký bản Tuyên ngôn Giải phóng
cho những người Nô lệ lầm than.
Văn kiện này như ngọn hải đăng
tỏa ánh sáng dẫn soi hy vọng
cho hàng triệu da đen đang sống
khô héo trong ngọn lửa bất công.
Nó đã đến như ánh rạng đông
rộn rã xua tan đi bóng tối
kiếp nô lệ da đen nhức nhối.
Nhưng mãi đến một trăm năm sau
số kiếp da đen chẳng khác nhau,
vì quyền tự do chưa hưởng được.
Một trăm năm sau, còn lê bước
do lòng kỳ thị và xích xiềng
của tinh thần phân biệt triền miên.
Trăm năm sau, da đen vẫn sống
trên hoang đảo của sự nghèo túng
giữa một đại dương của phồn vinh.
Một trăm năm sau, người da đen
vẫn sống tàn úa trong góc xó
của xã hội Mỹ và qua đó
họ nhận ra mình bị lưu đày
ngay chính trên quê hương mình đây.
Hôm nay chúng ta gặp nhau để
phô bày ra sự ô nhục ấy.
Trong một ý nghĩa chẳng mơ hồ
chúng ta tập họp tại thủ đô
như để đòi lại một món nợ.
Khi những kiến trúc sư chế độ
viết nên những lời lẽ hùng hồn
cho bản Hiến Pháp và Tuyên ngôn (Độc lập)
họ đã công bố những cam kết
mà chúng ta, mọi người Mỹ biết,
là những người được thừa hưởng phần.
Lời hứa ấy với mọi người – vâng,
người da đen cũng như da trắng-
được bảo đảm “quyền bất khả nhượng”
là “quyền được sống, được tự do,
và mưu cầu hạnh phúc” ấm no…
Nay là lúc thực hiện dân chủ.
Nay là lúc để mà mọi thứ
từ thung lũng hoang tàn tối tăm
tiến tới con đường sáng chói chang;
từ kỳ thị tách lìa đơn độc
đến tôn trọng công bằng chủng tộc.
Nay là lúc vực đất nước ta
khỏi vũng lầy phân biệt xấu xa
mà xây trên nền đá vững chãi
của mối tình huynh đệ mãi mãi.
Đã đến lúc biến sự công bằng
trở thành hiện thực cho người dân,
công bằng mà ngày xưa đã hứa,
cho những con dân của Thiên Chúa…
Hãy đến Mississippi, Alabama;
đến South Carolina, Georgia;
đến Louisiana, khu ổ chuột,
đến phương Bắc nghèo, khu biệt lập
để biết rằng có thể đổi thay.
Tôi muốn nói với các bạn đây.
Chớ đắm mình trong vùng tuyệt vọng.
Và ngay cả khi trong cuộc sống
phải đối đầu muôn vạn đắng cay
cả hôm nay lẫn cả ngày mai,
tôi vẫn ôm giấc mơ bền bĩ.
Giấc mơ khởi từ giấc mơ Mỹ.
Tôi có giấc mơ, rồi một ngày
khi người dân trên đất nước này
trỗi dậy trong mình niềm xác tín:
“Đây chân lý vẹn toàn, chân chính:
Mọi người đều bình đẳng như nhau
khi sinh ra mãi tới về sau.”
Tôi có giấc mơ, rồi một ngày
trên ngọn đồi Georgia hôm nay
con gái con trai dân nô lệ
ngồi quanh bên bàn ăn huynh đệ
cùng con cái của các chủ nô.
Trên vùng hoang mạc, tôi ước mơ
Mississippi thôi bức bối
vì áp bức, bất công tuôn dội
sẽ chuyển thành ốc đảo tự do
và công bằng áo ấm, cơm no.
Tôi có giấc mơ, rồi ngày đó
bốn đúa con tôi nay còn nhỏ
sẽ sống trong đất nước hài hòa
không bị đánh giá bởi màu da,
mà bởi tính cách riêng của chúng.
Hôm nay, trước mọi người đang đứng
tôi nói tôi có một giấc mơ…
Tôi có giấc mơ tự bao giờ
rồi một ngày mọi miền thung lũng
sẽ được nâng cao lên vùng trũng,
mọi núi đồi sẽ bạt xuống ngang,
chỗ lồi lõm sẽ được san bằng,
chỗ quanh co biến thành ngay ngắn,
và Đức Chúa vinh quang hiển thắng
để mọi loài xác thịt ngất ngây
cùng chiêm ngưỡng vinh quang tràn đầy…
Nguyện từ New Hampshire rừng núi
từ những đỉnh đồi cao vang dội
tiếng chuông tự do dậy vang lên.
Nguyện từ New York đất Vương quyền (Empire State)
những rặng núi uy nghi mầu mỡ
tiếng chuông tự do reo mừng rỡ.
Nguyện đỉnh núi Allegheny
của Pennsylvania vang đi
tiếng chuông tự do ngày đã tới.
Nguyện đỉnh Rockies cao vời vợi
tuyết trắng ngần Colorado
vang tiếng chuông báo tin tự do.
Nguyện từ những sườn đồi trùng điệp
tiếng chuông Cali. vang truyền tiếp
ngày tự do đã đến đây rồi.
Nguyện tiếng chuông tự do khắp nơi.
Khi tiếng chuông tự do vang dậy
và chúng ta để chúng vang vậy-
vang dậy khắp từ mọi thôn làng
từ mọi thành phố, mọi tiểu bang,
chúng ta có thể làm ngày ấy
như gió mau về, ngày mau tới
cho con dân Thiên Chúa Hoa Kỳ –
người da đen, da trắng bất kỳ,
người Do thái, ngoại bang bất kể,
người Công giáo, Kháng cách cũng thế-
sẽ nắm tay cùng hát bài ca:
“Cuối cùng tự do đã về ta!
Cuối cùng tự do ta đã có!
Chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa,
cuối cùng chúng ta được tự do!”

Nguyễn Tường chuyển
New York City Nov 05, 2012

I am happy to join with you today in what will go down in history as the greatest demonstration for freedom in the history of our nation.

Five score years ago, a great American, in whose symbolic shadow we stand today, signed the Emancipation Proclamation. This momentous decree came as a great beacon light of hope to millions of Negro slaves who had been seared in the flames of withering injustice. It came as a joyous daybreak to end the long night of their captivity.

But one hundred years later, the Negro still is not free. One hundred years later, the life of the Negro is still sadly crippled by the manacles of segregation and the chains of discrimination. One hundred years later, the Negro lives on a lonely island of poverty in the midst of a vast ocean of material prosperity. One hundred years later, the Negro is still languished in the corners of American society and finds himself an exile in his own land. And so we’ve come here today to dramatize a shameful condition.

In a sense we’ve come to our nation’s capital to cash a check. When the architects of our republic wrote the magnificent words of the Constitution and the Declaration of Independence, they were signing a promissory note to which every American was to fall heir. This note was a promise that all men, yes, black men as well as white men, would be guaranteed the “unalienable Rights” of “Life, Liberty and the pursuit of Happiness.” It is obvious today that America has defaulted on this promissory note, insofar as her citizens of color are concerned. Instead of honoring this sacred obligation, America has given the Negro people a bad check, a check which has come back marked “insufficient funds.”

But we refuse to believe that the bank of justice is bankrupt. We refuse to believe that there are insufficient funds in the great vaults of opportunity of this nation. And so, we’ve come to cash this check, a check that will give us upon demand the riches of freedom and the security of justice.

We have also come to this hallowed spot to remind America of the fierce urgency of Now. This is no time to engage in the luxury of cooling off or to take the tranquilizing drug of gradualism. Now is the time to make real the promises of democracy. Now is the time to rise from the dark and desolate valley of segregation to the sunlit path of racial justice. Now is the time to lift our nation from the quicksands of racial injustice to the solid rock of brotherhood. Now is the time to make justice a reality for all of God’s children.

It would be fatal for the nation to overlook the urgency of the moment. This sweltering summer of the Negro’s legitimate discontent will not pass until there is an invigorating autumn of freedom and equality. Nineteen sixty-three is not an end, but a beginning. And those who hope that the Negro needed to blow off steam and will now be content will have a rude awakening if the nation returns to business as usual. And there will be neither rest nor tranquility in America until the Negro is granted his citizenship rights. The whirlwinds of revolt will continue to shake the foundations of our nation until the bright day of justice emerges.

But there is something that I must say to my people, who stand on the warm threshold which leads into the palace of justice: In the process of gaining our rightful place, we must not be guilty of wrongful deeds. Let us not seek to satisfy our thirst for freedom by drinking from the cup of bitterness and hatred. We must forever conduct our struggle on the high plane of dignity and discipline. We must not allow our creative protest to degenerate into physical violence. Again and again, we must rise to the majestic heights of meeting physical force with soul force.

The marvelous new militancy which has engulfed the Negro community must not lead us to a distrust of all white people, for many of our white brothers, as evidenced by their presence here today, have come to realize that their destiny is tied up with our destiny. And they have come to realize that their freedom is inextricably bound to our freedom.

We cannot walk alone.

And as we walk, we must make the pledge that we shall always march ahead.

We cannot turn back.

There are those who are asking the devotees of civil rights, “When will you be satisfied?” We can never be satisfied as long as the Negro is the victim of the unspeakable horrors of police brutality. We can never be satisfied as long as our bodies, heavy with the fatigue of travel, cannot gain lodging in the motels of the highways and the hotels of the cities. We cannot be satisfied as long as the negro’s basic mobility is from a smaller ghetto to a larger one. We can never be satisfied as long as our children are stripped of their self-hood and robbed of their dignity by signs stating: “For Whites Only.” We cannot be satisfied as long as a Negro in Mississippi cannot vote and a Negro in New York believes he has nothing for which to vote. No, no, we are not satisfied, and we will not be satisfied until “justice rolls down like waters, and righteousness like a mighty stream.”¹

I am not unmindful that some of you have come here out of great trials and tribulations. Some of you have come fresh from narrow jail cells. And some of you have come from areas where your quest — quest for freedom left you battered by the storms of persecution and staggered by the winds of police brutality. You have been the veterans of creative suffering. Continue to work with the faith that unearned suffering is redemptive. Go back to Mississippi, go back to Alabama, go back to South Carolina, go back to Georgia, go back to Louisiana, go back to the slums and ghettos of our northern cities, knowing that somehow this situation can and will be changed.

Let us not wallow in the valley of despair, I say to you today, my friends.

And so even though we face the difficulties of today and tomorrow, I still have a dream. It is a dream deeply rooted in the American dream.

I have a dream that one day this nation will rise up and live out the true meaning of its creed: “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal.”

I have a dream that one day on the red hills of Georgia, the sons of former slaves and the sons of former slave owners will be able to sit down together at the table of brotherhood.

I have a dream that one day even the state of Mississippi, a state sweltering with the heat of injustice, sweltering with the heat of oppression, will be transformed into an oasis of freedom and justice.

I have a dream that my four little children will one day live in a nation where they will not be judged by the color of their skin but by the content of their character.

I have a dream today!

I have a dream that one day, down in Alabama, with its vicious racists, with its governor having his lips dripping with the words of “interposition” and “nullification” — one day right there in Alabama little black boys and black girls will be able to join hands with little white boys and white girls as sisters and brothers.

I have a dream today!

I have a dream that one day every valley shall be exalted, and every hill and mountain shall be made low, the rough places will be made plain, and the crooked places will be made straight; “and the glory of the Lord shall be revealed and all flesh shall see it together.”2

This is our hope, and this is the faith that I go back to the South with.

With this faith, we will be able to hew out of the mountain of despair a stone of hope. With this faith, we will be able to transform the jangling discords of our nation into a beautiful symphony of brotherhood. With this faith, we will be able to work together, to pray together, to struggle together, to go to jail together, to stand up for freedom together, knowing that we will be free one day.

And this will be the day — this will be the day when all of God’s children will be able to sing with new meaning:

My country ’tis of thee, sweet land of liberty, of thee I sing.

Land where my fathers died, land of the Pilgrim’s pride,

From every mountainside, let freedom ring!

And if America is to be a great nation, this must become true.

And so let freedom ring from the prodigious hilltops of New Hampshire.

Let freedom ring from the mighty mountains of New York.

Let freedom ring from the heightening Alleghenies of Pennsylvania.

Let freedom ring from the snow-capped Rockies of Colorado.

Let freedom ring from the curvaceous slopes of California.

But not only that:

Let freedom ring from Stone Mountain of Georgia.

Let freedom ring from Lookout Mountain of Tennessee.

Let freedom ring from every hill and molehill of Mississippi.

From every mountainside, let freedom ring.

And when this happens, and when we allow freedom ring, when we let it ring from every village and every hamlet, from every state and every city, we will be able to speed up that day when all of God’s children, black men and white men, Jews and Gentiles, Protestants and Catholics, will be able to join hands and sing in the words of the old Negro spiritual:

Free at last! Free at last!

Thank God Almighty, we are free at last!

THẰNG KHÙNG

(Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)
Phùng Quán ghi theo lời kể của Nguyễn Tuân
(Nguyễn Tường chuyển thành văn vần)

Thang khung

Một buổi trưa, đang ngồi đun bếp,
có tiếng ai mở cửa vô nhà.
Ngẩng nhìn lên, tôi lặng ngẩn ra:
-Trời…Tuân! Tôi bật kêu tắc nghẹn.
Phải, Nguyễn Tuân từ đâu xuất hiện.
Mặt vàng ra và chút phù nề.
Cặp mắt kính vòng dây gai xe
thay hai gọng màu đồng xanh rỉ.
Cái miệng vẫn rộng, khi nhìn kỹ,
nhưng không còn tươi tắn như xưa.
Đôi môi vì thiếu máu, nhạt mờ.
Tôi loạng choạng, giựt mình đứng dậy.
Cả hai chúng tôi ôm chặt lấy;
thật không ngờ, phút chốc mười năm.
Qua nước mắt tôi khẽ thì thầm:
“Đã mười năm….Mười năm đẹp nhất…”
Tuân cười buồn: “Cậu không tin chắc
mình hôm nay còn có ngày về?”
“Ừ…, cậu gầy so với trước kia…
Người của mộng mơ và sách vở…
Bị trận đòn này thật quá cỡ…”
Tuân ngồi gần bếp lửa hơ tay,
tiếp lời tôi, huơ những ngón gầy:
“Sức thích nghi con người vô tận,
điều này mãi còn nhiều bí ẩn.”
Tôi thổi cơm, rán cá, nấu canh.
Hai đứa ăn bên bếp ngon lành:
“Nghĩ cho cùng trong họa có phúc.
– Tuân nói – Nhờ vậy mà những lúc
nghiệt ngã nhất ta vẫn sống còn.”
“Cậu thử kể mình nghe được không
mười năm qua cái gì đáng quý?”
Tuân đáp: “Trước hết mình nghĩ kỹ
về quyển sách đang viết dở dang.
Cái thực tế trong suốt mười năm
cho mình thấy nội dung quyển ấy
còn nông cạn, hiền từ biết mấy.
Theo mình nghĩ Dostoievsky
nếu không bị đày ở Sibir
thì tài năng dễ gì được vậy.
Mình tin, nếu giờ ngồi viết lại
quyển sách của mình sẽ khác xa.
Nó sẽ là Kỷ niệm ngôi nhà
những người chết của mình. Hơn nữa
nhờ mười năm qua mà mình đã
tự học được tiếng Nga, đến khi
có thể đọc Dostoievsky.
Nhưng có điều may mắn hơn hết
là trong mười năm qua mình biết
có những người đặc biệt, tuyệt vời.
Mình đơn cử với cậu một người…

“…Anh vào trại trước mình lâu lắm,
bị bắt tội gì mình chẳng nắm.
Người bảo anh ta phạm tội hình (hình sự)
người bảo chính trị; mình không tin.
Dáng anh chẳng giống tên bất hảo,
cũng chẳng ra ông quan lãnh đạo.
Vẻ ngu ngơ, nửa dại, nửa khùng.
Mình cảm giác như khúc củi rừng,
gặp cơn lũ, anh trôi vô trại;
vướng hàng rào nên đành ở lại.
Tuổi bao nhiêu? Đoán đúng chẳng chơi!
Hoặc ba mươi hoặc khoảng năm mươi.
Mặt gầy choắt, rúm ro, tàn tạ
như chiếc bị cói vùi đất đá.
Thân cao nghều, đuồn đuỗn, trơ xương.
Trên người, bộ giẻ rách thảm thương
tám tiết, bốn mùa luân phiên mặc.
Lúc đầu mình tưởng anh câm chắc?
Ít hé môi dù chỉ nhếch cười.
Thật ra anh là kẻ ít lời.
Gặp ai cũng cúi chào cung kính,
nhưng tuyệt nhiên không hề trò chuyện.
Chẳng hiểu sao, mình thấy lạ kỳ
cứ muốn làm quen nếu có khi…
Nhiều lần mình định tâm bắt chuyện,
nhưng anh ta tìm cách lẫn tránh,
chỉ cúi chào, ánh mắt lạ lùng.
Hầu như cả trại viên sống chung,
kẻ dữ nhất cũng thương anh ấy.
Sống ở đây người nào cũng vậy
quà thăm nuôi viên kẹo, cục đường
dành cho anh một chút tình thương.
Trại còn dành cho quyền đặc biệt
đó là được khâm liệm tù chết;
đặc quyền này khó bị cạnh tranh.
Giám thị đặt “Thằng Khùng” tên anh;
hễ tù chết giao cho khâm liệm.
Trong trại viên nhiều tên nguy hiểm
từng đánh anh những lúc mua vui,
thế nhưng khi hắn đã chết rồi
vẫn được anh chăm lo chu đáo.
Anh nấu nước lá rừng, thay áo,
tắm rửa từng thân xác cong queo
y như bà mẹ tắm con yêu.
Lúc kỳ cọ, miệng anh mấp máy
chả biết anh nói gì lúc ấy.
Anh rút mẩu lược gãy trong người,
chải chuốt cho xác chết những ai
đầu còn có một vài lọn tóc.
Rồi kiếm bộ đồ nào đẹp nhất
mặc vào xong liệm xác áo quan
đồ còn lại, anh cuộn đàng hoàng,
dùng làm gối kê đầu người chết.
Gặp tù nghèo không còn gì hết,
anh đẽo khúc cây để gối đầu.
Khi đã xong thủ tục trước sau
anh quỳ gối hôn lên trán họ
và bật khóc nghẹn ngào, nức nở.
Khóc thảm thương đến độ mọi người
đi ngang qua cảm giác rằng đây
là người thân anh em ruột thịt.
Với tù nào anh không phân biệt.
Một lần giám thị phải la rằng:
“Thằng tù này mày có quen chăng
mà khóc cứ như là cha chết?”
Anh khúm núm chấp tay cho biết:
“Thưa cán bộ, khóc giả ấy mà.
Không khóc vong ấy biến thành ma
sẽ lẩn quẩn, lanh quanh trong trại.
Cán bộ coi chừng sẽ bị hại.
Lúc hắn sống, cán bộ có quyền
nhưng nay chết thành một vong linh
cán bộ muốn xích chân không dễ.”
Thằng khùng này nói nghe có lý.
Giám thị cho nó khóc tự do.
Mình không tin anh khóc giả vờ,
bởi lúc khóc khuôn mặt vàng úa
nhăn nhúm kia nước mắt tuôn đổ.
Cả thân hình gầy guộc run lên
mình cảm giác tấm giẻ khoác trên
cũng khóc theo trong từng lẩy bẩy…
Có tình thương vô vàn trong ấy.
Nghe tiếng khóc anh cả những người
thuộc hàng chai sạn, bụng đười ươi
“mặt bù loong, đầu chày, đít thớt”
cũng thấy đôi mắt rơm rớm nước.
Chỉ nỗi đau chân thật con người
mới đủ sức lay động tim thôi.
Mình nghĩ ngợi nhiều về anh ấy.
Hỏi con người này là ai vậy?
Một thằng khùng hay kẻ từ tâm
xứng đáng danh của bậc hiền nhân?
Rồi có lần lùa trâu dầm nước
mình và anh ta cùng chung bước.
Trời nóng như lò lửa hập hầm.
Bãi sông đầy cát sỏi nóng ran.
Trên bãi mọc độc thân cây mủng
lá xác xơ trải dài tán bóng
rộng cỡ bằng tấm chiếu cá nhân.
Người vệ binh ôm súng canh chừng
dưới lùm cây bên bờ dốc đứng.
Anh và mình cùng ngồi trú bóng
dưới gốc mủng quan sát đàn trâu
mảng bóng hẹp, ngồi đấu lưng nhau.
Anh lên tiếng, đầu không quay lại:
“Anh Tuân này, sống đây trong trại
– không rõ sao anh biết tên tôi-
Anh thèm thứ gì nhất trên đời?
Tôi trả lời: “Thèm đọc sách nhất.”
Nói xong, trong đầu tôi bất chợt
nghĩ anh chưa thấy sách bao giờ
không chừng chưa biết cả i tờ.
Anh hỏi: “Nếu bây giờ có sách
tác giả nào anh thích đọc nhất?”
Lần nữa mình buột miệng: “Voltaire!”
Nói xong, mình nghĩ lại hơi quê;
nói với anh này thì cũng giống
mình đang nói với gốc cây mủng.
Nhưng nhu cầu có dịp chuyện trò
cũng như là áo ấm, cơm no…
Đôi lúc không cần có ai hiểu.
Đó là tâm tư chàng nát rượu
Marmeladov một lần kia
bất giác nói lên hết những gì
niềm tủi nhục bao lâu nung nấu
với người vẩn vơ trong quán nhậu
mà nhà văn Dostoievsky
đã miêu tả trong tác phẩm kia
là quyển Tội Ác Và Trừng Phạt.
Anh ngồi đó, không rời ánh mắt
nhìn mặt sông lóa nắng ngoài kia:
“Trong các tác phẩm của Voltaire
tác phẩm nào anh thích đọc nhất?”
Mình sửng sốt nhìn anh một chặp,
và trong đầu suy nghĩ lạ lùng:
có ai đang ngồi chỗ này không…
Mình nhớ tay cùng phòng hồi trước
ở đài phát thanh, dân đại học
hắn đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sô Panh)
thành ra là nhạc sĩ Cho Pin (Cho Pin)
Tôi trả lời: “Thích nhất Candide.”
Nghe tôi nói anh liền hỏi tiếp:
“Anh thích đọc Candide giờ không?”
Mà thôi, anh khỏi đọc mất công…
Tôi sẽ đọc cho anh nghe nhé.”
Rồi anh cứ đều đều, nhè nhẹ
đọc nguyên bản Candide cho nghe.
Giọng như cha cố Pháp xưa kia
ở trường Providence mình học.
Mình cứ nhìn vào anh chòng chọc
cái miệng kia rúm ró, răng vàng
như nhìn vào phép lạ vừa đang.
Mắt không rời dòng sông lóa nắng
tưởng như anh đang đọc nguyên bản
truyện Candide chép trên mặt sông…
Khi anh đọc câu cuối vừa xong
cũng là lúc trại vang tiếng kẻng
giờ lùa trâu về chuồng đã điểm.
Người vệ binh ra lệnh trên kia:
“Hai đứa mau xuống lùa trâu về!”
“Thôi lùa trâu lên bờ!” anh nói.
Khi lội ra giữa sông, mình hỏi:
“Tôi rất muốn biết anh là ai?”
Vừa lùa đàn trâu, anh trả lời:
“Là Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá.”
Anh dặn tôi: “Đừng nói gì cả
với ai về câu chuyện vừa rồi.”
Khi có bóng vệ binh đến nơi,
bộ mặt anh bỗng nhiên thay đổi
– ngu ngơ, đần độn, đầu gầm cúi.

Cuối năm đó mình có nghe tin
nhờ chuyện kháo của các trại viên
rằng anh ta đang lâm bệnh nặng:
“Thằng Khùng chắc lần này thẳng cẳng.
Nếu bọn mình có đứa đi đoong
liệu còn ai khâm liệm nữa không
và ai khóc vài câu tống tiễn?…”
những người tù buồn rầu kháo chuyện.
Mình xin giám thị trại thăm anh.
Giám thị hỏi: “Anh có từng quen
hay là bạn thằng này từ trước?”
Mình nói: “Cùng lùa trâu dầm nước
nên chúng tôi cũng chút quen nhau.”
Cán bộ đồng ý cho mình vào
lính theo bên, súng đeo lủng lẳng.
Anh nằm đó, khu người bệnh nặng.
Tấm thân gầy dán chặt trên giường
mắt nhắm nghiền, sâu trũng, lên cơn
chốc chốc lại co người giật giật…
Mình gọi mấy lần, anh mở mắt
nhìn chằm chằm mình; trên khóe môi
rúm ró kia thoáng một nét cười.
Nước mắt mình tự nhiên rơi xuống,
anh liếm mấy giọt vừa rơi trúng,
miệng thều thào: “Tuân ở lại đây…
tôi chắc không qua khỏi lần này…
hãy đưa tay cho tôi nhờ giúp…”
Anh nắm chặt tay mình một lúc.
Một tay anh lùng sục khắp nơi
trên mớ đống giẻ rách tả tơi
rồi lấy ra một viên than bếp
đã mài nhẵn như viên phấn viết.
Anh cố gắng hết sức bình sinh
viết chữ NHẪN lên bàn tay mình.
Viết xong, anh hoàn toàn kiệt sức
rớt viên than, lên cơn co giật.
Người lính canh tỏ ý nghi ngờ
cho đây là ám hiệu trở cờ
liền dẫn mình lên gặp giám thị.
Giám thị nói: “Anh phải giải nghĩa
cái hình nguệch ngoạc này là gì?
Phải thành khẩn khai báo mau đi.
Nếu không tôi biệt giam tức khắc.”
Mình nói: “Thật ra tôi không chắc.
Anh ta bảo đây là lá bùa
để xua đuổi tật bệnh, tà ma.”
Nghe có lý, ông tha về lán…

(New York City, August 12, 2011)

THẰNG KHÙNG*
(Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)
Phùng Quán ghi theo lời kể của Nguyễn Tuân**
* Thằng Khùng trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh (1912-1971) của Nhà thờ lớn Hà Nội.)
** Nguyễn Tuân có bút hiệu là Tuân Nguyễn. Anh vẫn muốn giữ tên mình làm bút hiệu nhưng vì đã có nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả “Vang Bóng Một Thời” nên anh đành đổi ngược là Tuân Nguyễn.

 

 

CHÀO NGƯỜI TƯ DO
Nguồn https://www.facebook.com/danlambaovn/posts/363299817058676

 

Thư Giáng Sinh năm nay tôi thích.
Nó như một câu chuyện Giáng Sinh,
nhưng chuyện không phải ở nước mình
mà trên Biển Đông, tháng 10 mới.
Đối với tôi, lá thư nói tới
những gì đẹp nhất về Giáng Sinh,
về tính cách Mỹ, giá trị riêng
mà đất nước chúng ta theo đuổi –
không chỉ cho mình mà nhân loại,
nhiều người kém may mắn quanh đây.
Lá thư ấy của John Mooney
gửi từ trên hàng không mẫu hạm (Midway)
cho cha mẹ anh và bè bạn,
ngày 15 tháng 10, 82.
Lá thư ý nghĩa nhất năm nay.

“Ba má thương, chúng con phát hiện
một chiếc thuyền lênh đênh trên biển,
chúng con vội giúp họ tức thì.
Sáu mươi lăm người Việt lâm nguy.
Mất gần hai giờ khá vất vả
mới đưa họ lên tàu tất cả,
và thủ tục sức khỏe, giấy tờ.
Sau đó họ ăn uống, nhận đồ.
Hiện họ đang nghỉ trên khoang chứa,
hình như trẻ em chiếm đa số,
đang ngồi ngạc nhiên trước TV
xem phim “Star Wars” cách say mê.
Chúng con đến, thuyền sắp chìm xuống,
trên biển 5 ngày, không nước uống.
Nói chung, chỉ thêm một hai ngày
tình cảnh rất nguy các em này.
Con nghĩ rồi chuyện này cũng tốt
mặc dù đã gây nhiều sửng sốt,
nhưng để chúng ta hiểu tại sao
mình làm điều theo đuổi bấy lâu
và điều ấy thật sự quan trọng.
Ý con muốn nói sự lựa chọn
can đảm của cha mẹ các em
dám đi vượt biển với con thuyền
rò rỉ, mong manh mong người vớt.
Quá nhiều rủi ro và nguy ngập!
Nhưng rõ ràng họ dám liều mình
hơn sống với cộng sản yêu tinh.
Năm nay, chúng ta nhiều rắc rối,
nào xăng cao, khó mua xe mới
hay những thứ tiện nghi đang cần…
nhưng con thật chưa thấy chiếc thuyền
rò rỉ bấp bênh nào trốn chạy
rời Cali. tìm Nga ngoài đấy…
Sau khi người tỵ nạn lên tàu,
con có chụp vài tấm ảnh màu,
nhưng thường không mang máy chuyên nghiệp
để chụp được tấm hình rõ nét –
tấm hình ấy khắc sâu trí con…
Khi họ đến gần chiếc tàu hơn
tất cả vẫy tay, cố hét to,
“Chào thủy thủ Mỹ! Người Tự do!”
Con thấy nghẹn ngào và đau lắm
khi nhìn chiếc thuyền đầy sắp đắm.
Nhưng con thực sự thấy tự hào,
mình là người Mỹ, sướng làm sao.
Thủy thủ đều vẫy tay, hò hét,
cố kìm nén không muốn ai biết
rằng nước mắt mình đang tuôn rơi.
Anh đại úy bên con buột lời:
“Hôm nay ngày phát lương ý nghĩa.”
(Ngày đang lãnh lương, thưa ba mẹ) –
Con nghĩ khó ai nói hay hơn.
Điều này nhắc chúng ta nhớ luôn
về biểu tượng xưa nay nước Mỹ,
nơi dân khắp nơi mong đến chỉ
tìm tự do (phẩm giá con người).
Con biết chúng ta đông lắm rồi,
thêm người vào, sẽ thêm khó khăn
trong lúc thất nghiệp chưa được ngăn,
còn cưu mang người tỵ nạn đến,
nhưng con chỉ thành tâm cầu nguyện
chúng ta có chỗ cho mọi người.
Xã hội Mỹ độc đáo tuyệt vời,
gồm người bị bỏ rơi các nước,
từ các cuộc chiến, vùng áp bức,
nhưng chúng ta mạnh, có tự do.
Chúng ta giống nhau, dù từ đâu
là luôn tin nền tự do ấy.
Con hy vọng có chỗ như vậy
cho dù người nữa từ Ba Lan
hay từ vùng Afganistan
hay ai đó cần một nơi chốn…
mà họ không lo sống thiếu thốn
hay sợ tiếng gõ cửa đêm hôm…
và nơi những ai thật sự mong
tìm tự do, danh dự, nhân phẩm
cho gia đình mình một tổ ấm
để cuối cùng nhìn thấy giấc mơ
thành hiện thực và cái may cơ
được học thành tài làm bác sĩ,
ông chủ, phi công hay lính thủy.
Con rất thương ba má. (ký) John.

Tôi nghĩ lá thư không thể hơn.
Dù thế nào chăng, phi thường thật,
người Mỹ không những được vật chất
mà cả lòng nhân ái bao la-
tinh thần Giáng Sinh thấy quanh ta
biến Mỹ thành ngọn đèn hy vọng
trong một thế giới nhiều bất ổn;
cũng nhờ hào phóng, nhân ái này
nên Giáng Sinh không những năm nay
mà còn với các Giáng Sinh đến
thành đặc biệt với ai yêu mến
coi đặc ân được làm người Mỹ
là món quà cho mình, rất quý.
(Trích từ bài diễn văn chúc mừng Giáng Sinh Tổng thống Ronald Reagan đọc trên radio ngày 25 tháng Mười Hai, 1982)
Tôi thường nghĩ Thiên Chúa an bài
cho ai đặc biệt sống nơi này –
những người yêu tự do, can đảm
đến sẵn sàng hy sinh tính mạng
để tự do, dù bỏ quê hương;
những người dám sống theo châm ngôn,
“Nơi nào tự do, đó tổ quốc!”
Hàng triệu anh hùng từ các nước
gặp cuộc sống tốt hơn trước đây
ở nước tự do, cơ hội này.
Trong đó, có ông bà cố tôi
Michael, Catherine qua đời,
họ đến trước khi có Bức Tượng. (Nữ Thần Tự Do)
Với họ, hải đăng và phần thưởng
chính là tự do có hôm nay.
Tượng Nữ Thần Tự Do, mong thay,
sẽ gọi ai yêu mến tự do
ở nơi đây và khắp địa cầu.
Tôi nghĩ sáu mươi lăm người Việt
lời chào người cứu mình thoát chết,
“Chào thủy thủ Mỹ! Người Tự Do!”
Tất cả chúng ta hãy hô to,
hỡi những ai chuẩn bị mừng lễ
chào Thần Tự Do tròn thế kỷ,
hô rõ, “Chào Nữ Thần Tự Do!”
hô thật rõ và hô thật to,
“Nơi nào tự do, đó tổ quốc!”
(Trích từ lời tựa Tổng thống Ronald Reagan viết cho cuốn sách về tượng Nữ thần Tự do)
Các bạn biết, một phần Bạch Ốc,
nơi tổng thống sống với gia đình.
Trên có cửa sổ tôi thích nhìn
cảnh bên ngoài vào mỗi sáng sớm.
Từ khuôn viên, có thể nhìn tận
đến Tượng Tổng thống Washington,
đến Mall, Đài Tượng Jefferson.
Nhưng vào các sáng ít ẩm ướt,
có thể nhìn sông Potomac,
cả đến bờ biển Virginia.
Có người nói Lincoln thấy xa
chỗ trận Run Bull khói nghi ngút.
Tôi chỉ thấy những cảnh rất thực:
cỏ bên sông, xe cộ trên đường
mọi người đi làm tự tinh sương,
thỉnh thoảng một thuyền buồm đang lượn.
Đó, đôi khi trầm tư mặc tưởng,
tôi nghĩ về chuyện tám năm qua.
Và hình ảnh lại cứ hiện ra
trên biển cả có con tàu lớn,
thủy thủ và đoàn người tỵ nạn.
Ngược lại những năm đầu 80,
lúc vượt biên cao điểm dòng người.
Trên Midway, hàng không mẫu hạm,
trên Biển Đông con tàu tiến thẳng
chàng thủy thủ, cần mẫn, thông minh.
Như phần lớn thủy thủ bạn mình,
họ phát hiện con thuyền sắp đắm.
Chen chúc trong thuyền, người tỵ nạn
hy vọng đến nước Mỹ tự do.
Tàu Midway thả những transport,
rước họ lên an toàn, thoát nạn.
Khi biết mình giờ đây chắc chắn,
một người thấy chàng, chào thật to:
“Chào thủy thủ Mỹ! Người Tự Do!”
Khoảnh khắc nhỏ, nhưng ý nghĩa lớn,
khoảnh khắc ấy còn mãi ghi đậm
trong lá thư và trong tim mình.
Khi đọc lá thư, tôi khó quên.
Và đó là hình ảnh người Mỹ,
thập niên 80, cuối thiên kỷ.
Mỹ, lần nữa, ủng hộ tự do.
Tôi biết, thế giới vài năm qua,
về một số khía cạnh nào đấy,
chúng ta khám phá lại điều ấy,
rằng Mỹ luôn ủng hộ tự do.
(Trích từ bài diễn văn chia tay của Tổng thống Ronald Reagan được truyền trực tiếp trên truyền hình và radio trên toàn quốc vào ngày 11, tháng Giêng, 1989)

 

Nguyễn Tường chuyển thành văn vần
New York City, May 21, 2012

 

 

One thought on “Văn Vần Dịch Thuật Của Nguyễn Tường 1

  1. Its like you learn my mind! You appear to know a lot approximately this, like you wrote the book in it
    or something. I think that you could do with some percent to force the message home a little
    bit, but instead of that, that is wonderful blog.
    A great read. I’ll definitely be back.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s