Hi Bác Hùng ! (Đen)
Chuyện ngày xưa của chúng mình trong một bức tranh đen tối của Miền Nam mà chúng ta là những người đã hứng chịu những nghiệt ngã của xã hội trong cơn hấp hối. Công lý thường được treo trên đầu súng, nhất là dưới chế độ CS thì điều ấy càng thêm củng cố. Chúng ta là kẻ chiến bạị, dù chúng ta có nói gì thì không một ai tin vào kẻ thua cuộc, những tên lính sữa của giờ thứ 25 cuộc chiến, bọn mình thuờng im lặng và chỉ nói cho nhau đủ để suởi ấm chút tình của Khaitam trong tuổi vào Thu của cuộc đời.
Chuyện đã xảy ra 34 năm về truớc, hôm nay không biết vì lý do gì mà bác laị khơi laị dĩ vảng đen tối ấy. Tình yêu đầu đời đã chấp cánh bay xa, gia đình thì mù khơi, quê huơng thì tan tác bời hận thù cuả cuộc chiến ,tất cả đau thương đó bác đã chôn chặt rất sâu tận đáy lòng, bụi thời gian tưởng chừng như đã lắng đọng, nhưng sao hôm nay bác lại trải dài trên Khaitam và yêu cầu mọi nguời phải kể laị chuyện cuả mình như bác đang làm. Có lẻ môt kỷ niệm thân thuơng nào chợt đến hay môt không gian và thời gian nào làm cho con tim cuả bác thổn thức vì một lời nguyền không trọn vẹn.
Vì đã hứa kể cùng bác, nên Hiệp sẽ vẽ lai bức tranh chẳng đẹp đẻ gì của Hiệp cho Khaitam. Chuyện xãy ra đã qúa lâu và chẳng có gì đề tự hào với thân phận cuả người chiến bạị trong cuộc chiến Nam Bắc nên câu chuyện Hiệp kể sẽ có nhiều thiếu sót và không chính xác mong Khaitam đọc với một tấm lòng tha thứ và vui vẻ.
Có lẽ không một ai trong chúng ta không nhớ buổi ra trường 21/4/75 . Buổi lễ ra trường trong không khí vội vàng và bi thảm. Chúng ta nhửng thằng lính trẻ vẫn còn mang tính kiêu hùng cuả đồi 1515, không một chút nao núng, dù cho tin tức chiến sự bên ngoài dồn dập mang về không mấy tốt lành. Có lẽ chúng ta thiếu hiểu biết về lãnh vực quân sự, chính tri và quốc tế vào thời điểm đó, nên tất cả chúng ta như những Kinh Kha ra mặt trận không một chút đắn đo suy nghĩ.
Bạn và tôi đuợc chọn về nhảy dù , dù tôi chưa môt lần được nhảy dù. Ngay sau buổi Mãn Khóa vội vàng ấy tất cả chúng ta được GMC đón ngay trước cổng Long Thành và chở thẳng về Hoàng Hoa Thám để đón nhận quân trang và súng đạn, tối hôm ấy được ngủ ngay taị H.H.T. dù. Ngày tiếp theo, có xe tiếp tế của hậu cần ra tiểu đòan ( lữ đoàn Dù đang trên đuởng rút từ Long khánh về Phước Tuy sau khi phòng tuyến Xuân Lộc bi tan vỡ bởi áp lưc quân số đông đảo của Bắc quân) chúng ta cùng đi với xe tiếp tế ra thẳng tiểu đoàn mà đã đuợc phân chia tại ngay H.H.Thám.
Vậy là bác và Hiệp chia tay nhau ngay trai H.H.T hay chia tay nhau khi xe tiếp tế đến mỗi đơn vị tiểu đoàn. Chuyên này Hiệp không nhớ rõ, nhưng Hiệp biết chắc là bác không phải là Tiểu đoàn 1 Dù nếu bác chưa gặp NT Thể K24 tai đồi đất đỏ Phước Tuy. Mỗi tiều đoàn có 6 Thiếu Uý mới ra lò, 3 khoá 28 và 3 khoá 29. Bác nhớ Nhuận 28 làm trưởng toán của bác mà bác thuộc tiểu đoàn 8 là bác cầm nhầm rồi đây. Có lẽ bác Nhuân có Tae Kwon Do black bell nên bác muợn danh hùm chăng? Còn riêng Hiệp thì không quên bác Nhuận là vì sau ngày 75 ấy, thì Bác Nhuận đang tung tăng hít thở không khí Tự Do, còn ban bè cùng đơn vị với Nhuận thì đang lê kiếp thân trâu ngưa nơi chốn “Thiên đuờng caỉ tạo”. Hiệp nghĩ Nhuận là COCC, bỏ bạn bè, quên tình 1515 mà không kêu thằng bạn cùng đi tìm Tư Do.
Khi đến đơn vị tiểu đoàn , Lê Phước Nhuận trình diện 6 thiếu uý với NT Thể K24. Khi trình diện Hiệp còn nhớ là NT Thể chỉnh Lê Phước Nhuận trình diện NT, dây 3 chạc không thắt cho gọn mà buông long. Hiep nghĩ trong đầu “sao ở tình thế này mà vẫn còn réch lô như ở đồi 1515 ? “. Ông Thể K24 trình diện 6 tân Thiếu Uý sữa lại cho NT Châu -Tiểu đoàn trưởng- ông có nói vài lời gì đó , Nhuận còn nhớ không, Hiep không còn nhớ gì cả – Xong ông mời 6 tân Thiếu Uý dùng bưa cơm với bộ chỉ Huy Tiểu Đoàn – Trong bửa cơm đó có bà xã của ông đi theo xe tiếp tế tiểu đoàn cùng với bọn Hiệp. Hình như bưa ăn đó là thịt heo quay, Hiệp chẳng thấy ngon gì, vì đâu óc đang nghĩ về gia đình giờ thì ở nơi mô và tương lai thì ra sao trong vận nước hôm nay.
Sau bữa cơm ấy thì 3 khóa 28 chia tay, mỗi thằng đi theo người hướng dẩn của trung đội lên nhận Tân Thiếu Uý. Hiệp và Nhuận chỉ gặp laị nhau 15 năm sau và bài viết thanh minh thanh nga của Lê Phước Nhuận ra đời khi gặp lai Nhuận. Hiệp trách Nhuận sao đi Mỹ không kêu Hiệp đi cùng, để Hiệp phải hứng chiụ đòn thù cuả nhửng nguoi anh em bên kia chiến tuyến. Còn bạn K28 thứ ba thì không nhớ là ai ! Hiệp và Nhuận vẫn còn câu hỏi “bạn ấy còn hiện diện trên cõi trần này hay đã về bên kia thế giới?”.
Hiệp xuống ngay đai đội NT Thọ H25 làm đai đội trưởng,còn 3 khóa 29 thì ở lai bộ chỉ huy tiểu đòan. Hiệp chẳng nhớ là Hiệp đuợc huớng dẩn đi bao lâu thì xuống đai đội. Xuống Bộ Chỉ Huy đai đôi, Hiệp gặp NT Thọ H25 là Hiệp nhớ mặt ngay vì ngày trước cùng là đai đội H. Hiệp còn nhớ là NT Thọ nói Hiệp mới ra, Hiệp làm phụ tá Trung đội trưởng trung đội súng nặng và để có cơ hôi học hỏi kinh nghiệm, đai đội súng nặng thì cũng loanh quanh gần Bộ Chỉ Huy đại đội.
Trên đường rút lui để về Vũng Tàu , khi đi ngang qua cánh đồng thì bị du kich trong làng bắn ra, Hiệp thì lờ quờ nên còn ngơ ngác đứng định huớng mà không như những người lính tìm ẩn núp và bắn trả laị ngay. Thằng lính la ” Thiếu uý nằm xuống” khi đó Hiệp mới lò mò nằm bên, nó cũng có bắn trả, nhưng có lẽ chỉ là vu vơ gởi đạn cho bầu trời ( nếu nói theo ngôn ngữ Khoa Chiến Thuật khi còn TKS là gởi đạn cho đào) Công việc xa/y ra rất nhanh , cuộc cham súng chỉ có vài phút và không biết có ai bi thương không, rồi đại đội vẫn tiếp tục đuợc lệnh di chuyển về Vũng Tàu. Hiệp nhớ là Cầu Cỏ may bị giât sụp ( để ngăn chận xe T54 cua Bắc Quân ) thỉ đơn vi cuả Hiệp vẫn còn dưới chân cầu. Đai đôi của Hiệp dùng những chiếc ghe nho nhỏ để qua sông, cuộc rút lui như tháo chạy. Cuối cùng thì đơn vi cuả Hiệp cũng dến Vũng Tàu, đóng quân ở bải sau cuả Vũng Tàu ( hình như có giàn Rada gì đó, Hiệp không biết ngọn đồi tên goi là gì) Hiệp không nhớ là Hiệp đến bãi sau Vũng Tàu ngày 27 hay 28 nhưng Hiệp còn nhớ là trong đêm 28, Hiệp có nhìn vào nhà dân coi tivi thì được nghe và thấy TT Trần Văn Huơng đang bàn giao chức vụ TT cho Dương Văn Minh- Thiệt là trò hề chính trị ,đến hôm này khi nghĩ lại nhưng kẻ lãnh đaọ Miền Nam trong giờ thứ 25 mà vẫn còn ấu trĩ và tham vọng.
Sáng ngày 29 là Hiệp đuợc ăn pháo binh của Cộng sản. Họ trà trôn trong dân chúng và bám sát ngay đơn vi nhảy dù ,nên chỉ đóng quân trong vòng qua đêm là hôm sau đuợc ăn pháo. Hiệp thì chắc qua mệt moỉ và căng thẳng nên pháo thì pháo chẳng còn ẩn núp như mấy nguoi lính mổi khi nghe tiếng rít cuả quả đạn bay qua đầu mình. Lính nói Thiếu úy gan dữ hả , Hiệp trả lời là trái nào mình nghe thì đã qua khỏi minh rồi còn gì phải núp. Hiệp có kinh nghiệm đó là vì khi còn nhỏ gia đình Hiệp ở gần căn cứ Sư Đoàn 1 bô binh nên Hiệp đã được nghe tiếng đại bác vỗ về giấc ngủ hàng đêm khi trung đòan bắn yểm trợ cho những đon vi bạn.
Thiệt là không có kinh nghiệm chiến truờng chớ Bắc quân đâu có pháo môt trái như Hiệp suy nghĩ ngây ngô của chàng lính sữa . Hiệp đuợc biết là Lữ đoàn tập trung ghe và tàu để về Vùng 4. Cuối cùng thì toán của Hiệp cũng xuống đuợc một chiếc ghe đánh cá của một gia đình ngư dân. Trên ghe chỉ có 2 ông bà ngư dân và tiểu đội của Hiệp , Hiệp cũng chẳng nhớ là con số bao nhiêu người trên ghe. Trung đội Hiệp phân chia ra 2, hay 3 ghe gi đó ,khi đi tren biển thì cứ bám lây đuội nhau mà đi . Pháo của Bắc quân vẫn tiếp tục bắn đuổi theo ngay cả những chiếc ghe thuyền của đơn vi đã ra đuợc trên biển. Hình như cũng có vài chiếc trúng đạn pháo của Bắc quân, có lẽ những người lính Dù ấy nằm xuống không một ai hay biết ! Thiệt là môt cuộc lui binh thê thảm không yểm trơ, không đuợc lịnh từ Saigon của môt đơn vị một thời kiêu hãnh của Quân đội Miền Nam.
Đêm 29 ghe của Hiệp trên đuờng từ Vũng Tàu sang Gò Công – Nhìn lên bầu trời thấy máy bay Trực Thăng bay từng nhóm từ đất liền ra hạm đội. Ôi thât là đêm yên lặng trên biển, không có tiếng súng, nhưng nhìn về hướng Saigon-Vũng Tàu thì muôn vàn ánh sáng lập lòa pháo và đạn cuả hai phe. Hòa trong những ánh sáng ấy có lẽ bác Nhuận cũng đang chào đón người anh em phương Bắc với những viện đạn cuối cùng trước khi xuống tàu ra hạm đội 7 để làm lại một cuộc đời mới
Trong ghe không một ai nói chuyện với nhau ,có lẽ mọi nguời qúa mệt mõi hay đang theo đuổi những suy tư khác nhau, người thì lo cho gia đình đang bỏ lại đàng sau, kẻ thi âu lo cho ngày mai không biết ra sao, khi mà Saigon còn hay mất ?. Hiệp còn nhớ ông chủ ghe nói là ghe này không đi biển được, họ chỉ đi lại dọc theo bờ biển, ra khơi là lánh nạn, khi nào yên họ trở lại nhà. Hiệp không biết sau khi cập bến Gò Công ,ông bà ấy có được về nhà hay là trôi theo dòng ngườì chạy loạn lao ra biển khơi !
Đến chiều ngày 30/4 thi tiểu đoàn Hiệp đổ bộ vào Vàm Láng Gò Công. Tiểu đoàn lên đất liền xong thì Hiệp đuợc nghe ông Trung đòan trưởng nói là chính quyền Miền Nam đã đầu hàng. Bắt đầu từ đây mọi người tự quyết định số phận của mình. Hiệp gặp NT Thọ K25 Đai Đội Trưởng., Hiệp hỏi NT Thọ:
– “làm gì bây giờ NT ? “
NT Thọ trả lời:
– “Tao cũng không biết nữa! “
Và NT Thọ tìm đuởng về Saigòn mất tiêu, bỏ lai thằng em bơ vơ tìm đuờng sống. Hiệp không khôn ngoan tìm đuờng ra biển mà lại quay về chốn củ của ngày xa xưa, để rồi phải trả một cái giá quá đắt cho quyết định ngây thơ cuả mình đối với nguời anh em bên kia chiến tuyến.
34 năm sau gặp laị NT Thọ qua phôn, nhưng NT Thọ không còn nhớ gì về khoá 28 và 29 ra trường vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến. NT Thọ còn nóí là Hiệp nhớ lộn rồi ! Có lẽ NT Thọ quên hay không muốn nhớ lại những thằng đàn em lờ quở trong cuộc chiến ấy.
Tại bãi biển Vàm láng Gò Công Hiệp có gặp Luận – Luận bi một vết thuơng nho nhỏ trên má đang bịt băng. Không biết Luận thuộc tiểu đoàn nào. Còn Bác Hùng có vào bến Vàm-Láng Gò Công không ? Hay là bác biết nguời anh em bên kia nhiều hơn Hiệp, bác đi thẳng ra biển khơi !
Về Saigon Hiệp tạm trú tai nhà Xuân H29 qua một đêm và xin bà chị được một chút tiền trở về quê. Cuộc hành trình về quê cũng nhiều cơ cực, nhưng chỉ đuợc đoàn tụ cùng mẹ già đuợc một đêm, để rồi cũng từ đó 5 năm dài Hiệp biết thế nào là nỗi tủi nhục của ngưởi chiến bại trong tay người anh em cùng chung dòng máu Việt dưới danh từ hoa mỹ “Trại Cải Tạo”
Đây là bức tranh cuả Hiệp trong toàn cảnh cuả Miền Nam- Hiệp xin nhuờng bục cho bác Hùng để bác mời bạn khác vẻ lại chân dung cuả mình trong cơn hấp hối cuả Miền Nam
Chúc bác Hùng một ngày an vui.
Hiep